Tay chân miệng có lây không

Tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào? Cách phòng bệnh ở trẻ

Tay chân miệng có lây không? Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, đặc biệt khi bệnh này phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không chỉ trẻ em mà người lớn, người cao tuổi hay người có bệnh nền cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vậy tay chân miệng lây qua đường nào, mức độ nguy hiểm ra sao và cách phòng bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì?

Tay chân miệng là một căn bệnh dễ lây lan, phổ biến ở trẻ nhỏ tại Việt Nam. Do hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa, việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh chủ yếu dựa vào giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ.

Nguyên nhân gây bệnh là các chủng virus thuộc nhóm Enterovirus, trong đó phổ biến nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus EV71. Cụ thể, khi trẻ nhiễm Enterovirus EV71, khả năng gặp phả các biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm màng não là rất cao. 

Những biến chứng này có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn chức năng tim mạch và hô hấp. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, bệnh có thể đe dọa tính mạng.

tay chân miệng có lây không
Tay chân miệng là bệnh dễ lây nhiễm, đặc biệt ở trẻ nhỏ

Theo thống kê, tính đến cuối tháng 12/2024, cả nước đã ghi nhận hơn 76.371 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 ca tử vong. Bộ Y tế cảnh báo số ca nhiễm có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, đặc biệt vào mùa cao điểm. Do đó, bố mẹ cần hiểu rõ cơ chế lây lan của bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết để có biện pháp phòng ngừa và xử trí kịp thời.

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có lây không là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt khi trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với bạn bè tại trường học hoặc khu vui chơi. Căn bệnh này do virus gây ra và có thể lây lan nhanh qua đường tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết từ mũi, họng, hay qua các vật dụng cá nhân bị nhiễm mầm bệnh.

Tay chân miệng có lây trong thời gian ủ bệnh không?

Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh chân tay miệng có lây không. Trung bình, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3-7 ngày. Trong khoảng thời gian này, mặc dù chưa xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, virus vẫn có khả năng lây lan thông qua tiếp xúc gần hoặc giọt bắn từ người nhiễm.

Bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn không?

Không ít người cho rằng bệnh chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng trên thực tế, tay chân miệng có lây không còn phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Nếu hệ miễn dịch suy yếu, người lớn vẫn có thể bị nhiễm sau khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Ghi nhận thực tế cho thấy có không ít trường hợp người trưởng thành mắc bệnh sau khi chăm sóc trẻ nhỏ nhiễm virus. Tuy nhiên, do biểu hiện ở người lớn thường nhẹ hơn hoặc không rõ ràng, nhiều người chủ quan không điều trị sớm.

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng hoặc mệt mỏi sau khi tiếp xúc với người bệnh, nên chủ động đến cơ sở y tế để được kiểm tra. 

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với trẻ sơ sinh, người có bệnh nền, người cao tuổi và phụ nữ mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ, để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe đứa bé trong bụng.

bệnh chân tay miệng có lây hay không
Bệnh tay chân miệng có lây sang người lớn không còn tùy vào sức đề kháng mỗi người

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Đường tiêu hóa

Một trong những con đường chủ yếu khiến tay chân miệng có lây không chính là qua hệ tiêu hóa. Virus có thể được đào thải qua phân của người nhiễm bệnh. Nếu vô tình chạm vào bề mặt phân nhiễm virus rồi không vệ sinh tay đúng cách, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Các thói quen như cầm và chạm đồ chơi, tiếp xúc gần với người chăm sóc hoặc bỏ tay vào miệng, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan. 

Vậy tay chân miệng có lây không khi trẻ mắc bệnh tiếp xúc với người lớn? Các nghiên cứu chỉ ra rằng virus có thể sống trong phân của người bệnh từ 4 đến 8 tuần, làm tăng nguy cơ lây lan trong gia đình. Đặc biệt, chủng EV71 có khả năng lây lan mạnh với tỷ lệ từ 52 – 84%, khiến việc phòng bệnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tiếp xúc trực tiếp

Bên cạnh con đường tiêu hóa, tay chân miệng có lây không còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Khi trẻ bị nhiễm bệnh, virus có thể xuất hiện trong nước mũi,n dịch bọt hoặc dịch từ các mụn nước trên da. Việc ho, hắt hơi hay trò chuyện đều có thể phát tán các giọt bắn chứa virus vào không khí. Nếu trẻ khác vô tình hít phải hoặc virus tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng, mũi, mắt, nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao.

Những nốt phỏng nước trên da không chỉ khiến trẻ đâu mà còn là ổ chứa số lượng lớn virus. Đặc biệt, nếu trẻ vô tình chạm vào các mụn nước hoặc dịch tiết từ chúng, sau đó tiếp xúc với người khác mà không rửa tay sạch sẽ, virus sẽ dễ dàng lây lan.

bệnh tay chân miệng có bị lây không
Các trẻ tiếp xúc trực tiếp với nhau cũng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh

Qua môi trường và bề mặt bị nhiễm khuẩn

Cấu trúc sinh học mạnh mẽ của Enterovirus giúp chúng tồn tại lâu dài ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như môi trường nóng ẩm. Virus có khả năng tồn tại trên các bề mặt như đồ vật trong nhà, tay cầm trên cửa, sàn nhà và dụng cụ học tập trong thời gian dài, từ vài giờ đến vài ngày. Khi trẻ nhỏ vô tình tiếp xúc với những vật này và sau đó đưa tay lên miệng, mắt hoặc mũi, nguy cơ nhiễm virus sẽ rất cao, làm tăng khả năng mắc bệnh tay chân miệng.

Không chỉ tồn tại trên đồ vật, virus còn có thể có mặt trong nước hồ bơi khi không xử lý đúng cách khiến các nơi công cộng như bể bơi, toilet công cộng hay khu vui chơi dưới nước trở thành môi trường tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao.

Điều này giải thích vì sao bệnh tay chân miệng có thể lây lan mạnh tại các khu vực đông người như nhà trẻ, cơ sở giáo dục, hoặc khu trò chơi giải trí. Khi một trẻ mắc bệnh có thể nhanh chóng lây lan virus, tạo ra chuỗi lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát nếu không thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh đúng.

Đường không khí

Dù không phải là con đường lây nhiễm chính, nhưng tay chân miệng có lây không qua không khí vẫn là con đường lây bệnh phụ huynh nên quan tâm. Virus có thể phát tán qua các giọt bắn nhỏ li ti khi trẻ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. 

Đặc biệt, trong không gian kín như lớp học, nhà trẻ hoặc khu vui chơi đông người, nguy cơ hít phải virus và bị lây nhiễm tăng lên đáng kể. Mùa nóng ẩm là điều kiện lý tưởng để virus tồn tại lâu hơn trong không khí, làm gia tăng tỷ lệ lây lan.

Thời gian lây nhiễm của bệnh mạnh nhất là trong tuần đầu tiên, khi trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt, phát ban và đau họng. Tuy nhiên, khi các biểu hiện đã thuyên giảm, virus vẫn có thể tồn tại trong phân người bệnh suốt nhiều tuần sau đó. Vì lý do đó, việc cách ly và áp dụng các biện pháp phòng ngừa trở nên vô cùng cần thiết để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

bệnh chân tay miệng ở trẻ có lây không
Bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua đường không khí, giọt bắn

Virus tay chân miệng không chỉ có cho trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể mắc bệnh, với thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biểu hiện triệu chứng rõ ràng, dẫn đến nguy cơ vô tình làm lây nhiễm bệnh cho người khác.

Trên thế giới, bệnh tay chân miệng xuất hiện phổ biến tại nhiều khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á. Chủng virus EV71 đã gây ra nhiều đợt bùng phát lớn, điển hình như đợt dịch tại Đài Loan năm 1998 với 100.000 ca mắc, hơn 400 trẻ nhập viện do biến chứng thần kinh trung ương và 78 ca tử vong. 

Tại Việt Nam, bệnh có xu hướng xuất hiện theo mùa, tập trung vào hai giai đoạn: tháng 3 – tháng 5 và tháng 9 – tháng 12, khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển và lây lan mạnh.

Khi nào bệnh tay chân miệng hết khả năng lây nhiễm?

Thông thường, tay chân miệng có lây không kéo dài trong một khoảng vài tuần, ngay cả khi người bệnh đã khỏi. Đặc biệt, bệnh có khả năng lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên, khi các dấu hiệu bệnh như sốt, phát ban và đau họng xuất hiện rõ ràng. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ ủ bệnh, khi các triệu chứng chưa rõ ràng, virus cũng có thể lây nhiễm và phát tán đến người khác, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng.

bệnh chân tay miệng có lây sang người lớn không
Bệnh tay chân miệng khi mới hết khả năng lây lan virus sang người khác

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Sau khi mắc bệnh tay chân miệng, hầu hết trẻ sẽ hồi phục bình thường và không gặp bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào sau đó. Tuy nhiên, một đứa trẻ có thể mắc lại bệnh nhiều lần trong đời, vì vậy các bậc phụ huynh không nên chủ quan nghĩ rằng con sẽ không bị mắc bệnh nữa. Tay chân miệng có lây không vẫn là một vấn đề cần lưu ý, bởi virus có thể lây lan từ người bệnh sang người khác ngay cả khi trẻ đã khỏi.

Virus lây qua các giọt bắn, nước bọt và dịch từ mụn nước, do đó, dù trẻ không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, nhưng nếu người chăm sóc như bố mẹ, cô giáo không rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người bệnh, virus có thể lại lây sang trẻ.

Đặc biệt, virus tồn tại lâu trong dịch nốt phỏng, nước bọt, phân, có thể kéo dài đến một tháng, làm tăng nguy cơ lây lan ngay cả khi người bệnh không còn triệu chứng rõ ràng. Một số trường hợp, trẻ dù không tiếp xúc trực tiếp với bạn bè hay anh chị em trong gia đình bị bệnh, nhưng vẫn có thể nhiễm bệnh từ người chăm sóc do người này mang virus mà không có triệu chứng.

bệnh chân tay miệng có lây cho người lớn không
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ và người lớn

Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa, vì vậy các biện pháp phòng ngừa như sau sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm:

  • Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn. Người chăm sóc cần rửa tay sau khi tiếp xúc với trẻ.
  • Khử khuẩn các bề mặt trong nhà thường xuyên để tiêu diệt virus.
  • Tránh đưa trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt khi dịch bệnh đang có chuyển biến phức tạp.
  • Nếu gia đình có nhiều trẻ, không nên cho trẻ ti chung dù một trong các bé đã khỏi bệnh vì virus có thể vẫn tồn tại lâu.
  • Cho trẻ ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước sôi và không nên để trẻ bốc thức ăn bằng tay hoặc ngậm đồ chơi.
  • Rửa sạch các vật dụng ăn uống như cốc, chén, ly, thìa, đũa.
  • Khi trẻ có triệu chứng sốt, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh và cách ly hợp lý, có thể giảm thiểu được nguy cơ lây lan virus trong cộng đồng.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có thể lây khi nào?

Bệnh có thể lây ngay từ khi có dấu hiệu khởi phát, thậm chí khi chưa có triệu chứng rõ ràng và kéo dài đến vài tuần sau khi khỏi bệnh.

Bệnh tay chân miệng có lây qua không khí không?

Không, bệnh tay chân miệng không lây qua không khí mà lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người bệnh.

Bệnh tay chân miệng có chữa khỏi không?

Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi sau 7-10 ngày, nhưng cần chăm sóc đúng cách để giảm triệu chứng và ngăn biến chứng.

Tay chân miệng có lây không? Câu trả lời là có, và không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy yếu. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm sạch không gian sống, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và nâng cao hệ miễn dịch để bảo vệ bạn và những người thân yêu. Phòng bệnh luôn là cách tốt nhất để tránh những rủi ro không mong muốn từ tay chân miệng!

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+