TIỂU DƯỜNG TUÝP 2
Tiểu đường tuýp 2
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN
1. Định nghĩa:
Insulin là một nội tiết tố được tiết ra từ tế bào beta của tuyến tụy nằm sau dạ dày, được tiết vào máu sau ăn. Vai trò của insulin nhằm vận chuyển đường Glucose (là nguồn năng lượng chính cho các tế bào) vào cơ bắp và mô tế bào. Một khi cơ thể kháng lại sự tác động của insulin hoặc cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để duy trì nồng độ đường trong máu sẽ gây bệnh tiểu đường tuýp 2.
2. Triệu chứng:
Các triệu chứng thường gặp như: Khát nước nhiều, tiểu nhiều, mau đói, sụt cân, mệt mỏi, mắt mờ, vết thương chậm lành và cơ thể dễ bị nhiễm trùng, dạ xạm đen thường ở vùng nách và cánh tay.
3. Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính xác không được rõ, mặc dù ghi nhận có yếu tố di truyền và yếu tố môi trường như làm việc căng thẳng nhiều stress, tăng cân và ít vận động.
- Lịch sử gia đình: Các nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Chủng tộc: Mặc dù không rõ lý do tại sao, người của chủng tộc da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa và người Mỹ gốc Á – có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Tuổi: Các nguy cơ của 2 loại bệnh tiểu đường tuýp tăng lên khi già đi, đặc biệt sau tuổi 45.
- Tiền tiểu đường: là tình trạng trong đó mức độ đường trong máu cao hơn bình thường.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ: nếu phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ khi đang mang thai, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 sau đó tăng lên. Nếu sinh bé nặng hơn 4,1kg, cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
4. Các yếu tố nguy cơ:
- Tăng trọng lượng do phát triển nhiều các mô mỡ.
- Phân phối mô mỡ, đầu tiên ở bụng và bất cứ nơi nào như ở hông, đùi…
- Kém vận động sẽ có nguy cơ tiểu đường cao, tập vật lý cơ thể giúp ổn định cân nặng.
5. Các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường:
- Tim và bệnh tim mạch: bao gồm bệnh động mạch vành với đau ngực, đau tim, đột quỵ, thu hẹp động mạch và huyết áp cao.
- Tổn thương thần kinh: tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng các đầu tận cùng thần kinh gây ngứa ran, tê nóng hoặc đau bắt đầu ở các ngón chân, ngón tay và dần lan lên trên.
- Tổn thương thận: hỏng hệ thống lọc thận do thận có chứa hàng triệu mạch máu nhỏ và cũng lọc chất thải khỏi máu.
- Tổn thương mắt: làm hỏng các mạch máu của võng mạc, có khả năng dẫn đến mù lòa.
- Tổn thương thần kinh ở bàn chân hoặc lượng máu làm tăng nguy cơ biến chứng bàn chân dễ bị nhiễm trùng.
- Vấn đề về da dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
- Loãng xương.
- Bệnh Alzheimer: khả năng có quá nhiều Insulin trong máu gây tổn hại viêm não, hoặc thiếu Insulin trong não tước di Glucose của các tế bào não.
- Tổn thương về tai: nguy cơ giảm thính giác.
6. Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
- Thử lượng đường trong máu lúc nhịn ăn (bình thường là dưới 100) nếu 100 – 125 mg/dL là tiền tiểu đường và trên 126mg/dL chần đoán bệnh tiểu đường.
- Ngoài ra thử thêm HbA1C (Glycated Hemoglobin, đường máu gắn với Hemoglobin) với trị số 6 – 6,5 là tiền tiểu đường và nếu trên 6,5% cho thấy mắc bệnh tiểu đường.
7. Điều trị và thuốc bao gồm:
- Chế độ ăn có lợi với sức khỏe như trái cây, rau tươi và ngũ cốc; có thể ăn ít thịt, carbohydrate tinh chế và thực phẩm có chỉ số đường thấp.
- Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp mỗi ngày.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên.
- Thuốc điều trị và Insulin:
- Metformin (Glucophage) là thuốc được chỉ định đầu tiên nhằm kích thích mô tế bào nhạy cảm với Insulin,
- Sulfonylureas như Glipizide (Diamicron 30mg): kích thích cơ thể bài tiết Insulin
- Glimepiride (Amaryl) là những loại thuốc thông dụng trên thị trường.
- Khi các thuốc uống kém hiệu quả và hệ tiêu hóa cản trở với insulin bằng đường miệng cho nên phải được chích. Việc chích phải dùng kim mảnh và ống chích nhỏ. Hiện nay có nhiều loại insulin như Insulin lispro (Humalog); Insulin aspart (Novolog); Insulin glargine (Lantus); Insulin detemir (Levemir)…
- Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định aspirin liều thấp điều chỉnh huyết áp và hạ cholesterol máu; ngoài ra nếu đối tượng có chỉ số BMI (Body mass index) trên 35 có chỉ định phẫu thuật Bariatric để giảm cân.
1 | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn |
2 | Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn |
3 | Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) |
4 | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) |
5 | Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp |
Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/ |
|
028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng |
|