Trẻ bị nhiệt miệng

Trẻ bị nhiệt miệng điều trị và chăm sóc như thế nào để nhanh hồi phục?

BS. CKI. Vương Thị Yến

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. CKI. Vương Thị Yến

Bác sĩ Chuyên Khoa Nhi, Chẩn đoán Hình ảnh


Nhiệt miệng ở trẻ là vấn đề phổ biến, khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì con thường khó chịu, biếng ăn và mệt mỏi. Dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, nhiệt miệng có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vậy khi trẻ bị nhiệt miệng, phu huynh nên làm gì để giúp trẻ nhanh khỏi? Trong bài viết dưới đây, Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) sẽ chia sẻ đế ba mẹ các nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng và những phương pháp đơn giản, an toàn giúp trẻ giảm đau và hồi phục nhanh chóng ngay tại nhà. 

Biểu hiện khi trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng ở trẻ em là tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ trong miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biểu hiện phổ biến khi trẻ bị nhiệt miệng bao gồm cảm giác đau rát, khô miệng, hơi thở có mùi và lưỡi sưng đỏ. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể thấy những đốm trắng hình thành và kích thước lớn dần trong khoang miệng (từ 1-2mm lên đến 8-10 mm), sau đó vỡ ra và tạo thành các vết loét. 

Những vết loét này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong miệng như lưỡi, nướu và làm trẻ đau đớn khi ăn uống, đặc biệt là khi tiếp xúc với đồ cay hoặc mặn. Điều này thường khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, dẫn đến tình trạng chán ăn, chảy nước dãi, khó chịu dai dẳng và quấy khóc. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ và thậm chí chảy máu nướu nếu tình trạng nặng hơn.

Biểu hiện trẻ bị nhiệt miệng
Trẻ bị nhiệt miệng thường sẽ có cảm giác đau, hơi thở có mùi hôi và xuất hiện các vết loét trong miệng

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng?

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau:

  • Niêm mạc miệng của trẻ có thể bị tổn thương khi tiếp xúc với các vật cứng hoặc sắc nhọn, gây rách và tạo điều kiện cho nhiệt miệng phát triển.
  • Trẻ có thể gặp vấn đề này do thiếu hụt các chất dinh dưỡng, cụ thể là thiếu các khoáng chất quan trọng như vitamin B12, sắt, kẽm, vitamin C,… Bên cạnh đó, căng thẳng hoặc mắc bệnh cũng làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus gây nhiệt miệng.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, cay nóng hoặc có hàm lượng chất béo cao có thể gây viêm loét niêm mạc miệng.
  • Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm tuỷ,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng còn có thể do các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn hoặc nấm tấn công, dẫn đến mất cân bằng hoạt động sinh học trong cơ thể.
  • Khi chức năng gan của trẻ hoạt động không hiệu quả, các độc tố không được loại bỏ khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm loét trong miệng. Các chất độc hại như asen, chì,… không được thải ra mà tích tụ trong cơ thể lâu ngày, từ đó gây nhiệt miệng. 
  • Dị ứng với thuốc hoặc một số loại thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây loét miệng ở trẻ.
  • Những bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng hay bệnh celiac, cùng với nhạy cảm với các thành phần hóa học trong kem đánh răng (ví dụ natri lauryl sulfate) hoặc thực phẩm như trứng, socola, dừa, cũng là yếu tố khiến trẻ bị nhiệt miệng.
nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng
Trẻ bị nhiệt miệng do các yếu tố khác nhau cả bên trong lẫn bên ngoài

Các phương pháp chữa trị khi trẻ bị nhiệt miệng 

Vậy, khi trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao? Có nhiều phương pháp đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp bé giảm khó chịu và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị nhiệt miệng với những trường hợp trẻ bị nhiệt miệng ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo:  

Mật ong

 Mật ong có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, ức chế và tiêu diệt chúng, giúp giảm tình trạng nhiệt miệng. Nếu trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ có thể bôi mật ong trực tiếp vào vết loét bằng tăm bông sạch. 

Nên kiên trì bôi cho trẻ mỗi ngày từ 1 – 2 lần để giúp chỗ loét mau lành.

trẻ bị nhiệt phải làm sao?
Dùng tâm bông và thấm mât ong để chấm vào vết loét ở miệng của trẻ

Uống hoặc súc miệng với nước củ cải

Củ cải là một trong những loại thực phẩm có khả năng thanh nhiệt cơ thể, ngoài ra nó còn  có đặc tính làm mát và hỗ trợ phục hồi các vết loét nhanh chóng. Khi trẻ bị nhiệt miệng, ch mẹ có thể cho bé uống nước củ cải để bổ sung các dưỡng chất như vitamin A và C, hỗ trợ trẻ tăng sức đề kháng. 

Nếu bé không uống được, bạn có thể pha loãng nước củ cải để súc miệng 3 lần mỗi ngày, để giúp hỗ trợ làm dịu vùng bị tổn thương.

phương pháp trị trẻ bị nhiệt miệng
Ba mẹ có thể cho trẻ uống hoặc súc miệng với nước củ cải để tăng sức đề kháng

Uống nước ép cà chua

Khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh có thể cho bé uống 1-2 ly nước ép cà chua mỗi ngày. Cà chua không chỉ giúp trẻ thanh nhiệt mà còn cung cấp nhiều vitamin, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé nhanh hồi phục.

em bé bị nhiệt miệng
Khi trẻ bị nhiệt miệng, ba mẹ nên cho trẻ uống 1-2 ly nước ép cà chua mỗi ngày

Uống nước sắn dây

Nước sắn dây được biết đến với khả năng thanh mát và giải nhiệt hiệu quả, đặc biệt hữu ích khi trẻ bị nhiệt miệng. Cha mẹ có thể pha bột sắn dây với nước và cho trẻ uống từ 1-2 ly mỗi ngày trong vòng 2-3 ngày. Điều này có thể làm dịu cảm giác rát và đau do nhiệt miệng gây ra, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và nhanh chóng hồi phục.

Súc miệng bằng nước muối

Việc cho trẻ súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý 0,9% sẽ giúp kháng khuẩn hiệu quả, giảm đau và phục hồi nhanh chóng các vết loét trong miệng.

Đảm bảo đủ nước

 Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, giúp cơ thể duy trì sự cân bằng và hỗ trợ quá trình lành vết thương.

trẻ uống đủ nước khi bị nhiệt miệng
Ba mẹ nên thường xuyên cho trẻ uống nước giúp cân bằng cơ thể, vết loét miệng nhanh lành

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C 

Thường xuyên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, chanh sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Các loại trái cây này không chỉ giúp cơ thể trẻ hấp thụ đủ vitamin, mà còn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi khi trẻ bị nhiệt miệng.

bổ sung thực phẩm vitamin C cho trẻ

Để hỗ trợ giảm tình trạng nhiệt miệng quay trở lại, ba mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ

Chuẩn bị thức ăn mềm 

Thức ăn lỏng hoặc được xay nhuyễn như cháo, súp là lựa chọn an toàn cho bé bị nhiệt miệng, giúp bé dễ dàng nuốt mà không cần nhai quá nhiều. Cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ ăn các món ăn cay, nóng hay cứng vì chúng có thể gây tổn thương thêm cho nướu và mô mềm.

Những phương pháp trên cũng chỉ là những phương pháp từ thiên nhiên và chỉ có hiệu với những trường hợp trẻ bị nhiệt miệng ở mức độ nhẹ. Nếu trẻ xuất hiện 2-3 vết loét, tái phát thường xuyên, đặc biệt di vi khuẩn hoặc nấm gây ra, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Bác sĩ sẽ có thể kê thuốc kháng khuẩn nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp các vết loét nhanh chóng lành lại. Đồng thời, các loại thuốc bôi ngoài có thể được khuyến nghị để hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương. Việc ưu tiên phương pháp điều trị y khoa không chỉ giúp giảm đau, mà còn giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, lấy lại sức khỏe và sự thoải mái. 

Cách chăm sóc và ngăn ngừa trẻ bị nhiệt miệng 

Khi trẻ bị nhiệt miệng, cảm giác đau đớn và khó chịu là không thể tránh khỏi, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị, cha mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc và phòng ngừa nhiệt miệng qua trở lại.

  • Chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn từ từ, tránh thức ăn quá nóng. Hạn chế gia vị, đặc biệt là các món cay hoặc chua. Đảm bảo cung cấp đủ và đa dạng dưỡng chất trong bữa ăn để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Thêm vào thực đơn các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin A, C như cam, cà rốt và cà chua giúp làm mát cơ thể và hỗ trợ phục hồi nhanh hơn khi trẻ bị nhiệt miệng.
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ và đủ giấc để cơ thể hồi phục tốt hơn.
  • Mặc dù đau rát nhưng cha mẹ cần giúp trẻ duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách. Sử dụng bàn chải mềm để đánh răng nhẹ nhàng, đồng thời hướng dẫn trẻ súc miệng với nước muối ấm để làm sạch và sát khuẩn hiệu quả.
  • Phụ huy nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho bé. 
phòng ngừa bé bị nhiệt miệng
Một số cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng

Những câu hỏi thường gặp 

Trẻ bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi?

Thông thường, vết loét miệng ở trẻ sẽ tự lành sau 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Trong thời gian này, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ và bổ sung đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Nếu sau 2 tuần vết loét chưa lành hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đi khám bác sĩ.

Có cần đưa trẻ đi khám khi bị nhiệt miệng không?

Trong phần lớn trường hợp, nhiệt miệng sẽ tự khỏi mà không cần đi khám. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiệt miệng thường xuyên, vết loét kéo dài hơn 2 tuần hoặc có các triệu chứng khác như sốt, sưng nướu hay mệt mỏi, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Trẻ bị nhiệt miệng có nên uống nước lạnh không?

Nước lạnh có thể giúp làm dịu cơn đau tạm thời cho trẻ. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nước quá lạnh vì có thể gây kích ứng niêm mạc. Nên chọn nước mát hoặc nước ấm để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn mà không làm tổn thương vùng loét.

Trẻ bị nhiệt miệng có nguy cơ tái phát không?

Có, nhiệt miệng có thể tái phát nhiều lần nếu nguyên nhân chưa được giải quyết. Thiếu vitamin, chấn thương miệng, hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp là những yếu tố phổ biến dẫn đến tái phát. Để giảm nguy cơ, cần chú ý bổ sung đủ dưỡng chất và tránh các tác nhân gây kích ứng cho trẻ.

Chăm sóc trẻ khi bị nhiệt miệng đòi hỏi sự kiên nhẫn và áp dụng đúng phương pháp để giúp bé mau lành bệnh và thoải mái hơn. Nếu phụ huynh đã thử các cách tại nhà nhưng tình trạng của trẻ không cải thiện, hãy cân nhắc đưa bé đến cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời. Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẵn sàng thăm khám và hỗ trợ cha mẹ. Tại đây, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và khám chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám nhanh chóng, cha mẹ hãy liên hệ với SIGC qua hotline hoặc truy cập trang web chính thức của SIGC.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+