Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân và những điều bạn cần biết
Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch không chỉ gặp ở người già mà xuất hiện cả ở giới trẻ. Nếu không được điều trị đúng cách, cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Do bệnh tiến triển âm thầm nên việc phát hiện sớm các triệu chứng giãn tĩnh mạch là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường gặp.
Giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu trong hệ thống tĩnh mạch không thể theo tĩnh mạch chủ về tim theo bình thường. Bệnh này thường xuất hiện ở chi dưới, gặp phổ biến hơn ở nữ giới, với tỷ lệ gấp 3 lần ở nam giới.
Suy giãn tĩnh mạch gây ra bởi tăng áp suất thủy tĩnh trong tĩnh mạch. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn và làm giảm lưu lượng máu động mạch đến các chi dưới, lâu dần có thể gây chảy máu, không lành các vết loét, đặc biệt là hoại tử.
Giãn tĩnh mạch cũng có thể do tăng homocysteine máu trong cơ thể, có thể làm suy giảm và ức chế sự hình thành ba thành phần cấu trúc chính của động mạch: collagen , elastin và proteoglycan.
>>> Xem thêm: Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới – Nguyên nhân & Cách điều trị giãn tĩnh mạch
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mắc giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên bệnh thường gặp hơn ở các đối tượng sau:
- Trong gia đình từng có người gặp triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
- Người cao tuổi.
- Đối tượng là nữ thường gặp hơn nam.
- Những người béo phì, thừa cân.
- Phụ nữ đang mang thai: Kích thước tử cung tăng lên làm chèn ép vào các mạch máu khiến áp lực tĩnh mạch chân ngày càng lớn và dẫn đến nguy cơ xuất hiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân.
- Người làm công việc phải đứng nhiều như bác sĩ, ca sĩ, giáo viên, nhân viên bán hàng…
>>> Béo phì, cao tuổi là một trong những nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch, tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh qua bài viết: Nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch – Dấu hiệu, chẩn đoán & Cách điều trị
>>> Xem tài liệu sau để biết thêm về các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch
Nguồn: The Royal College of Surgeons of England
Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch rất khó nhận biết, nếu có bạn chỉ thấy hơi nặng ở chân, vùng da xung quanh vị trí giãn tĩnh mạch có thể nóng hoặc ngứa. Các triệu chứng này sẽ thường nặng hơn vào cuối ngày đặc biệt là khi bạn đứng trong thời gian dài.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể thấy mỏi chân khi đứng lâu, ngồi thời gian dài có thể phù nhẹ. Ngoài ra, còn có cảm giác như bị kim châm hay kiến bò ở bắp chân. chuột rút vào ban đêm.
Khi các triệu chứng giãn tĩnh mạch đã rõ ràng hơn sẽ thấy các mạch máu nhỏ xuất hiện trên da giống như màng nhện. Các tĩnh mạch này sẽ không nhìn thấy rõ ràng khi bệnh nhân nghỉ ngơi bởi lúc này tĩnh mạch không bị giãn nhiều.
Nếu xuất hiện một số dấu hiệu của giãn tĩnh mạch chân dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám:
- Bắp chân căng tức, có cảm giác nặng chân, mỏi chân.
- Cảm giác nóng ran, như kiến bò ở bắp chân, chuột rút vào ban đêm.
- Bàn chân, mắt cá chân sưng ngứa.
- Nổi tĩnh mạch dọc theo da đùi, mắt cá chân, đầu gối.
- Đổi màu da, xuất hiện các vết loét da, nhiễm trùng da.
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch gây nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?
Các triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch thường nhẹ nên nhiều người chủ quan và cho rằng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa, đau tức, chảy máu, huyết khối tĩnh mạch…
Những người huyết khối tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu huyết khối tĩnh mạch sau có thể dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân xuất hiện nhiễm trùng tại các tổ chức xung quanh tĩnh mạch, chân sưng to bất thường, đổi màu da thì cần điều trị sớm. Nếu chủ quan, các cục máu đông có thể di chuyển đến phổi gây tắc mạch phổi.
Ở phụ nữ mang thai, nếu gặp tình trạng suy giãn tĩnh mạch cũng cần điều trị sớm để tránh dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu. Đặc biệt, ở những bà bầu bị rối loạn đông máu, phải nằm nhiều ngày, ít vận động thì nguy cơ huyết khối tĩnh mạch càng cao hơn. Do đó, nếu xuất hiện sưng đau ở đùi, đau lên khi đứng kèm theo sốt nhẹ, các thai phụ cần đến gặp bác sĩ ngay.
Một số cách điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Sau khi nhận biết được các triệu chứng giãn tĩnh mạch thường gặp, bệnh nhân nên đến bệnh viện để khám và điều trị. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch thường được sử dụng gồm:
Dùng vớ y khoa:
Đây là một phương pháp khá an toàn, hiệu quả tốt đối với các trường hợp giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu. Ưu điểm của phương pháp này là không cần dùng thuốc và chi phí khá tiết kiệm.
Vớ y khoa sẽ tạo áp lực lên các bộ phận của chân và giúp đẩy máu theo tĩnh mạch về tim, giảm nguy cơ gây đông máu hay ứ đọng máu ở chân. Đóng van tĩnh mạch và tạo ra áp suất phù hợp là 2 cơ chế giúp điều trị giãn tĩnh mạch của vớ y khoa.
Phương pháp xơ hóa:
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng thuốc gây xơ hóa tiêm vào các mạch máu bị tổn thương. Bệnh nhân cần duy trì tiêm thuốc cho đến khi không còn tình trạng giãn tĩnh mạch. Phương pháp này thường được áp dụng ở các bệnh nhân giãn tĩnh mạch nông dưới da.
>>> Xem thêm 9 phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch qua bài viết: 9 Cách chữa giãn tĩnh mạch tại nhà tại nhà hiệu quả nhất
Phương pháp laser:
Phương pháp laser đốt bỏ tĩnh mạch sẽ dựa vào sức nóng của tia laser để làm xẹp tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ luồn sợi laser vào các vùng tĩnh mạch bị giãn, sau đó bật nguồn laser và kéo ra từ từ để hai thành tĩnh mạch dính vào nhau. Để giảm thiểu tác động của tia laser đế các mô xung quanh, các bác sĩ sẽ làm thủ thuật gây tê cùng với bơm tiêm quanh tĩnh mạch.
>>> Xem thêm điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch qua video sau:
Một số thắc mắc về triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
Người bị giãn tĩnh mạch chân nên hay không nên đi bộ?
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân được khuyên nên đi bộ hàng ngày, điều này sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng hơn. Ngược lại nếu hạn chế vận động, đi lại nguy cơ loét chân sẽ cao hơn.
Khi nhấc cao gót chân để đi bộ, máu từ đám rối tĩnh mạch bàn chân sẽ được đẩy vào vùng cẳng chân. Các động tác co cơ bắp sẽ giúp đẩy máu lên tĩnh mạch đùi. Từ đó, lưỡng máu trở về tim thông qua hệ thống tĩnh mạch cũng sẽ nhiều hơn.
Mặc quần bó có bị suy giãn tĩnh mạch không?
Mặc quần bó thường xuyên cũng là một trong các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng xuất hiện triệu chứng giãn tĩnh mạch chân. Bởi các loại quần bó sát vùng đùi, vùng chậu có thể cản trở quá trình đẩy máu về tim, gây ứ trệ máu ở các tĩnh mạch.
Suy tĩnh mạch có nên chườm nóng không?
Đối với các bệnh nhân suy tĩnh mạch không nên xoa dầu nóng hay chườm nóng vì điều này sẽ càng làm giãn mạch, nặng thêm tình trạng bệnh. Thay vì chườm nóng, bệnh nhân chỉ nên kê cao chân và xoa bóp nhẹ nhàng để máu có thể lưu thông tốt hơn.
Suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không?
Ngâm chân trước khi đi ngủ là một biện pháp giúp lưu thông khí huyết, làm giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm bằng nước nóng. Nước nóng chỉ làm giảm cảm giác đau tạm thời, nều áp dụng dài ngày có thể làm các tĩnh mạch giãn nhanh hơn.
Lời khuyên của các chuyên gia khi bị suy giãn tĩnh mạch là nên ngâm chân bằng nước lạnh khoảng 10 độ C trong 10 phút, kết hợp với massage nhẹ nhàng.
Như vậy, suy giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện và điều trị sớm về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nhận biết sớm các triệu chứng giãn tĩnh mạch là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích tới bạn đọc.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/