Triệu chứng sốt xuất huyết bạn cần biết

Triệu chứng sốt xuất huyết bạn cần biết

Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt có nhiệt độ cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt. Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột nhưng lại tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là:

Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.

Triệu chứng sốt xuất huyết

Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.

Thông thường, ở giai đoạn sốt, người bệnh vẫn có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thế nhưng, trong giai đoạn tiếp theo đó, thường là ngày thứ 3 – 4, sốt xuất huyết rất dễ trở nặng.

Điều nguy hiểm là ở giai đoạn này, một số trường hợp còn có dấu hiệu hạ sốt nên dễ bị lầm tưởng thành bệnh sắp khỏi. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cần chú ý nhất và theo dõi thật cẩn thận để tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm.

Khi có các dấu hiệu sau, người bệnh sốt xuất huyết cần được nhập viện điều trị ngay:

  • Cơ thể bồn chồn hoặc kích thích, vật vã, li bì…
  • Tình trạng nôn tăng.
  • Đau bụng, tăng cảm giác đau ở các phần trên cơ thể (nhức hốc mắt, đau nhức cơ thể).
  • Tiểu ít đi.- Xuất huyết bất kì chỗ nào: chảy máu chân răng, máu cam, đi tiểu, đại tiện…

Khi đến BV, BS sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm.

Các bác sĩ lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, BS sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao của điều dưỡng về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc.

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Khi sốt cao, chỉ dùng paracetamol, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì thể gây xuất huyết, toan máu.

Trong giai đoạn 7-10 ngày mắc sốt xuất huyết, người bệnh tốt nhất nên uống oresol; uống nhiều nước hoa quả, nước dừa, nước rau và nước lọc.

Lúc này, đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá thêm qua các dấu hiệu gồm huyết áp kẹt hoặc huyết áp tụt, gan to, tràn dịch, tiểu cầu giảm…

Trong tình trạng diễn biến sốt xuất huyết như hiện nay, việc phòng tránh sốt xuất huyết là điều vô cùng cần thiết.

“Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, đây là thông điệp mà Bộ Y tế đã nhiều lần khuyến cáo đến người dân. Từ những việc làm rất nhỏ như dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, loại bỏ chai lọ và những vật chứa nước thải, đổ rác đúng nơi quy định… cũng đã có hiệu quả rất lớn trong việc hạn chế muỗi và phòng bệnh sốt xuất huyết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+