Ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung

Định nghĩa:

Lớp niêm mạc phủ toàn bộ mặt trong của tử cung, còn gọi là nội mạc tử cung, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như mang thai sau đó. Hàng tháng, dưới tác động của hormone sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển nhiều và dày lên, sẵn sàng làm tổ cho trứng đã thụ tinh.

Ung thư nội mạc tử cung là ung thư phát sinh từ nội mạc tử cung do kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào nội mạc tử cung.

Dấu hiệu đầu tiên để gợi ý đến bệnh ung nội mạc tử cung là hiện tượng ra máu bất thường ngoài kỳ kinh, nhất là khi đã mãn kinh.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân dẫn đến ung thư nội mạc tử cung thường được nghĩ đến nhiều nhất là do lượng estrogen (nội tiết tố nữ) tăng cao dẫn đến sự phát triển bất thường của các tế bào niêm mạc tử cung, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên bất thường.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư nội mạc tử cung

Yếu tố nguy cơ:

  • Tuổi có kinh sớm, mãn kinh trễ.
  • Không có thai.
  • Bệnh hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Bệnh béo phì, tiểu đường.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo.
  • Tăng lượng estrogen (nội tiết tố nữ) sau mãn kinh không có chỉ định của bác sĩ.

Tuổi có kinh sớm, mãn kinh trễ.

Chẩn đoán:

Chủ yếu căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu, các kết quả kiểm tra tế bào học, kiểm tra hình ảnh và kiểm tra mô bệnh học. Có một số phương pháp cơ bản sau giúp việc chẩn đóan ung thư nội mạc tử cung:

  • Khám phụ khoa: Nhằm loại trừ các bệnh khiến cho âm đạo, cổ tử cung bị chảy máu và viêm nhiễm. Ung thư nội mạc tử cung giai đoạn cuối sẽ có các dấu hiệu như tử cung phình to, có khối u, thiếu máu, di căn xa.
  • Siêu âm: Phương pháp kiểm tra trên diện rộng: kích thước tử cung, u trong lòng tử cung, độ dày của nội mạc tử cung, sự xâm lấn, kích thước và tính chất khối u.
  • Kiểm tra tế bào học: Xét nghiệm tế bào âm đạo, soi tế bào buồng tử cung khi âm đạo tiết dịch một cách bất thường.
  • Phết tử cung: Hiệu quả nhất trong việc xác định chính xác bệnh và loại trừ ung thư nội mạc tử cung, làm căn cứ để phân chia giai đoạn trong ung thư nội mạc tử cung.
  • Nội soi buồng tử cung: Giúp chẩn đoán sớm những tổn thương ở nội mạc tử cung. Khi thấy nghi ngờ, bác sĩ có thể trực tiếp tiến hành sinh thiết chính xác.
  • Các phương pháp kiểm tra khác: Bao gồm MRI, CT, kiểm tra hạch và kiểm tra nồng độ CA 125, … giúp xác định mức độ xâm lấn, di căn xa, ….

Khám phụ khoa:

Điều trị:

Tùy vào chẩn đoán giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung. Phẫu thuật thường là cách phổ biến nhất để loại trừ khối ung thư nội mạc tử cung, tuy nhiên còn tùy thuộc vào giai đoạn chẩn đoán để phối hợp xạ trị hoặc hóa trị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Khuyến cáo:

  • Khám phụ khoa, làm pap’s tối thiểu 6 tháng/lần
  • Khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường:
    • Ra huyết âm đạo bất thường, nhất là khi đã mãn kinh
    • Ra dịch âm đạo bất thường: màu vàng xanh như mũ, hôi, có thể có lợn cợn do lẫn với mô lòng tử cung bị bong ra.
    • Đau nhức vùng bụng dưới, có thể kèm theo tiểu khó, bí tiểu, táo bón, ….

Khi cần Tư vấn và hướng dẫn y tế về các bệnh phụ khoa, Bạn có thể tìm đến các Bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn để được khám chữa bệnh tận tình.

Dịch vụ Khoa Sản Phụ - Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+