Ung Thư Thanh Quản

Ung Thư Thanh Quản

Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam, cao hơn ung thư hạ họng. Ung thư thanh quản hay gặp ở lứa tuổi 45 – 70, chủ yếu ở nam giới chiếm 95%.

Yếu tố ảnh hưởng

Người ta nghi ung thư thanh quản liên quan đến thuốc lá, người tiếp xúc với niken, amiant, crom hay người có tiền sử chạy tia xạ tuyến giáp, đường ăn và đường thở.

Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam

Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng liên quan mật thiết với vị trí khối u, với giai đoạn bệnh.

Ung thư tầng trên thanh quản (ung thư tiền đình thanh quản):

vị trí xuất phát thường ở mặt thanh quản của thanh thiệt. Bệnh nhân đến khám với triệu chứng khàn tiếng nhẹ, nuốt vướng. Khàn tiếng và nuốt vướng ngày càng tăng khi khối u lan đến bờ thanh quản. Khó thở chỉ xuất hiện khi u lớn lấn vào thanh môn. Nội soi hai dây thanh di động bình thường ở giai đoạn đầu. Giai đoạn đầu chưa có hạch cổ di căn.

Ung thư tầng trên thanh quản

Ung thư thanh thất Morgagni:

Loại này chiếm khoảng 8-10% ung thư thanh quản. Các triệu chứng xuất hiện muộn do vị trí ung thư ở trong lòng thanh thất. Khi bệnh nhân khàn tiếng khi u lam vào niêm mạc dây thanh và sụn phễu. Nuốt đau có ở giai đoạn muộn do u lan vào thanh họng thanh quản. Nội soi thanh quản, CT cho chẩn đoán chính xác.

Ung thư thanh thất Morgagni

Ung thư dây thanh:

Khàn tiếng là triệu chứng đến sớm nhất, ngày càng tăng, không bao giờ khỏi dù điều trị. Khi u lan ra đến mép trước khàn tiếng tăng, ho, khó thở từng cơn. Nội soi có thể ghi nhận khối u sùi 1/3 trước, 1/3 giữa dây thanh, dây thanh bị phù nề, loét. Khi khối u an lan xuống lớp cơ dây thanh mới bị cố định. Ung thư dây thanh thường ít có di căn hạch cổ. Tiến triển chậm, giai đoạn muộn lan lên tiền đình hay xuống hạ thanh môn.

Ung thư hạ thanh môn:

Loại này hiếm gặp, thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Triệu chứng chủ yếu là khó thở tăng dần, khàn tiếng nhẹ. Nội soi là phương pháp chẩn đoán hiệu quả. Thể thâm nhiễm, loét dây thanh bên bệnh thường cố định. Một số trường hợp ung thư lan vào lòng thanh quản, xâm lấn dây thanh thường khàn tiếng và khó thở. 25% trường hợp di căn hạch.

Chẩn đoán:

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng: khàn tiếng càng ngày càng tăng; khó thở thì hít vào; nuốt vướng, nuốt đau vùng thanh quản, hạ họng; hạch di căn vùng cổ.
  • Hình ảnh nội soi: soi thanh quản hạ họng giúp cho phát hiện sớm ung thư thanh quản.
  • CT scan: chụp CT scan giúp cho đánh gia khối ung thư, mức độ xâm lấn, hạch cổ.
  • Sinh thiết khối u.
  • Chọc hút hạch di căn.
  • Chẩn đóan phân biệt với: lao thanh quản cần khám chuyên khoa phổi, chụp phổi, sinh thiết. Liệt hồi qui gây cố định dây thanh, nhưng niêm mạc thanh quản bình thường, không có hiện tượng sùi, loét.

Điều trị

Hiện nay có hai phương pháp điều trị ung thư thanh quản là phẫu thuật và xạ trị.

Xạ trị:

  • Xạ trị đơn thuần trong điều trị ung thư dây thanh có hiệu quả cao. Trường hợp ung thư trên thanh môn cần mở rộng cả khối u và các hạch di căn. Ung thư hạ thanh môn cần xạ trị xuống trung thất và vùng hạch cảnh hai bên.
  • Xạ trị kết hợp sau phẫu thuật cho kết quả tốt.

Phẫu thuật:

  • Cắt bỏ một phần khối u thanh quản khi khối u còn khu trú chưa có di căn. Đây là phẫu thuật bảo tồn, sau mổ bệnh nhân còn bảo tồn các chức năng phát âm, thở qua đường mũi. Nếu phát hiện sớm tỷ lệ sống trên 5 năm cao đạt 60 – 75%.
  • Trường hợp phát hiện trễ, có hạch di căn thường phải cắt thanh quản toàn phần nhằm cứu sống người bệnh nên thường cắt rộng, do vậy bệnh nhân không còn nói được và thở qua lỗ mở khí quản vĩnh viễn. Tỷ lệ sống sau 5 năm còn 30-35%.
  • Do vậy cần lưu ý ở người trên 40 tuổi khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần, cần khám nội soi tai mũi họng.

Khi cần Tư vấn và hướng dẫn y tế về bệnh lý Thanh Quản, Bạn có thể tìm đến các Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để được khám chữa bệnh tận tình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+