UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
Ung thư Vòm họng là loại ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư đường hô hấp trên. Ở Việt Nam: GS Trần Hữu Tước đã nghiên cứu bệnh ung thư vòm mũi họng tại bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1955-1964) gặp 612 ca. Tại bệnh viện K mỗi năm có từ 400-500 ca bệnh mới vào viện khám và điều trị.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ cao từ 30-55 tuổi chiếm khoảng 70% các trường hợp. Nam nhiều hơn nữ.
Hiện nay, khoảng 80% các trường hợp người bệnh đến khám bệnh đã đến giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4, khối ung thư đã xâm lấn rộng và có tiên lượng xấu.
II. NGUYÊN NHÂN LÂY BỆNH
a. Yếu tố môi trường-thức ăn:
Nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề môi trường sống như vi khí hậu, bụi, khói, ô nhiễm môi trường nhưng được nói nhiều là tập quán ăn uống: Cà muối, dưa muối, nước mắm, cá muối có chứa chất Nitrosamin, chất này có liên quan đến một số bệnh ung thư, trong đó có Ung thư vòm mũi họng.
Môi trường sống bị ô nhiễm.
b. Virus Epstein-Barr (EBV):
Từ 1980, các nghiên cứu của Ho, Zang, Micheau cho thấy bệnh này có liên quan đến Virus Epstein-Barr (EBV). Người ta thấy tỷ lệ kháng thể kháng EBV và IgA/EA dương tính cao phép chẩn đoán sớm Ung thư vòm mũi họng ở loại biểu mô không biệt hoá.
Virus Epstein-Barr lây lan chủ yếu qua đường miệng, có khoảng 95% dân số có thể bị nhiễm EBV, nhưng chỉ một số người bị ung thư vòm mũi họng, người ta tìm thấy tỷ lệ kháng thể kháng EBV và IgA/EA dương tính cao ở người ung thư vòm mũi họng.
III. BIỂU HIỆN CỦA UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
Triệu chứng sớm:
- Cảm giác vướng ở vòm mũi họng, họng: Đây là triệu chứng sớm, người bệnh có cảm giác vướng ở vòm mũi họng, dễ nhầm với viêm vòm mũi họng, viêm VA.
- Ù tai, nặng tai, nghe kém: lúc đầu ù tai nhẹ, kèm theo nặng tai có cảm giác như nút tai, do khối ung thư đè vào lỗ thông vòi nhĩ; khi khối u lớn hơn ù tai nặng hơn, nghe khém, trong tai có chứa dịch.
- Nhức đầu âm ỉ một bên: Một trong những triệu chứng xuất hiện sớm là nhức đầu do tổn thương dây thần kinh tam thoa, đau âm ỉ (đau nhẹ) nửa bên đầu. Uống thuốc giảm đau không khỏi.
- Chảy máu mũi không rõ nguyên nhân: Người bệnh bị chảy máu mũi không rõ nguyên nhân, hay lặp lại. Lúc đầu thưa nhưng sau đó chảy máu mũi thường xuyên và lượng nhiều.
Triệu chứng muộn:
- Nghẹt mũi: Lúc đầu một bên, sau đó nghẹt mũi hai bên, người bệnh nói giọng mũi kín. Ở giai đoạn này có thể nhầm với bệnh Polype mũi nhiễm trùng.
Nghẹt mũi.
- Cứng gáy: Do khối u vòm lan về phía sau chèn ép vào cột sống cổ gây cứng gáy, khó cúi.
- Khít hàm: Do khối u lan xuống dưới gây ra khít hàm.
- Khi khối u lan lên trên sọ: gây ra liệt các dây thần kinh sọ gây mắt nhắm không kín, mắt không di chuyển được, liệt màn hầu.
- Nổi hạch góc hàm: Nổi hạch cùng bên với khối ung thư. Ngày xưa khi chưa có nội soi, bệnh nhân đến bệnh viện khám vì nổi hạch góc hàm, khi đó khám mới phát hiện bị ung thư vòm. Hạch không đau.
IV. CHẨN ĐOÁN
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, việc chẩn đoán ung thư vòm mũi họng chính xác và nhanh chóng hơn nhiều:
- Nội soi vòm mũi họng, đặc biệt nội soi NBI vòm mũi họng.
- Sinh thiết khối u dưới chỉ dẫn của nội soi NBI sẽ rất chính xác.
- Huyết thanh chẩn đoán: Dùng các phản ứng EBV VCA IgA; EBV VCA IgG; EBV VCA IgM phát hiện ung thư vòm sớm.
V. ĐIỀU TRỊ
Ung thư vòm mũi họng điều trị được điều trị các phương pháp sau:
- Điều trị tia xạ: Ung thư vòm họng được điều trị chủ yếu bằng tia xạ.
- Điều trị hoá chất: Với hiểu biết hiện nay, người ta cho rằng khi có hạch là có di căn xa. Vì vậy cần phải điều trị hoá chất kết hợp nhằm hạn chế tái phát và di căn xa. Áp dụng với giai đoạn 3 và 4.
- Phẫu thuật: Chỉ dành cho lấy hạch còn sót lại sau tia xạ.
VI.TIÊN LƯỢNG
Ung thư vòm mũi họng điều trị sớm, tỉ lệ sống 5 năm:
- Giai đoạn 1 và 2: sống 80-90%
- Giai đoạn 3: sống 30-40%
- Giai đoạn 4: sống 15 %
Do không được quan tâm đúng, hiện nay đa số bệnh nhân đến bệnh viện khám, ung thư ở giai đoạn 3 và 4 chiếm khoảng 80-90%.
VII. TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
Ung thư vòm mũi họng nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị khỏi bệnh cao. Để phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng, dựa vào các chẩn đoán sau đây:
1. Nội soi NBI:
Hệ thống nội soi Mũi họng bằng nội soi NBI (Narrow Banding Imaging – NBI endoscopy) dựa trên nguyên lý dựa vào dải tần ánh sáng hẹp sử dụng ánh sáng đơn sắc với hai bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) có thể phát hiện sự tăng sinh bất thường của hệ vi mạch máu nông và rất nông ngay trong lớp niêm mạc.
Việc phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu là các dấu hiệu sớm nhất trong trường hợp ung thư vòm mũi họng, khi mà khối u còn khu trú, chưa lan rộng, chưa biểu hiện các triệu chứng trên lâm sàng, chưa có hạch di căn sẽ mang lại kết quả điều trị tốt, tỷ lệ khỏi bệnh cao.
Dưới nội soi NBI khối u có hình ảnh có ranh giới rõ ràng với vùng mô lành, người ta sinh thiết tại vị trí thay đổi đó, kết quả chính xác cao.
2. Xét nghiệm máu tìm virus Epstein Barr:
Người ta thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa nhiễm EBV và bệnh nhân ung thu vòm mũi họng (100% bệnh nhân ung thư vòm họng có nhiễm EBV).
Với bộ xét nghiệm máu tìm virus EBV có thể phát hiện sớm các trường hợp nhiễm EBV ngay trong thời gian đầu (từ 2 – 4 tuần sau nhiễm) trong bệnh lý ung thư biểu mô vòm mũi họng, bệnh lý tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng ….
VIII. NHÓM CÓ NGUY CƠ NHIỄM VIRUS EPSTEIN BARR
- Tuổi từ 30 trở lên.
- Có tiền sử nhiễm EBV
- Hút thuốc lá, sử dụng thức uống có cồn.
- Ăn nhiều đồ muối: thịt, cá, dưa muối.
- Thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm, bụi khói.
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư vùng họng.
IX. TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN
Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng kỹ thuật cao, nhiều bác sĩ giỏi về lĩnh vực nội soi chẩn đoán, tầm soát ung thư vòm mũi họng bằng nội soi NBI ống cứng và ống mềm, bệnh viện thường xuyên nội soi tầm soát ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng thanh quản, ung thư hốc mũi bằng nội soi NBI. Nhiều trướng hợp được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GÓI KHÁM