ung thư xương hàm

Dấu hiệu nhận biết ung thư xương hàm là gì? Cách điều trị hiệu quả

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

Bác sĩ chuyên khoa Nha


Ung thư xương hàm là một căn bệnh thường gây ra bởi tế bào ung thư ở các khu vực khác di căn đến xương hàm tạo thành khối u ác tính gây bệnh. Cũng như nhiều căn bệnh ung thư khác, thời gian đầu các dấu hiệu của nó không rõ ràng nhưng sẽ xuất hiện dày đặc và liên tục khi qua các giai đoạn tiếp theo. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh hay cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu tại bài viết này nhé.

Ung thư xương hàm là bệnh lý như thế nào? 

Ung thư xương hàm là một dạng ung thư xương đặc trưng của vùng khuôn mặt xảy ra do sự hình thành của khối u ác tính trong xương hàm. Nguyên nhân có thể do khối u bắt đầu trực tiếp ngay tại xương hàm hoặc do lây lan từ khối u ác tính ở các vị trí khác, nói cách khác là tế bào ung thư từ khu vực khác đã lây lan đến xương hàm và hình thành một khối u mới và ung thư biểu mô tế bào vảy trong miệng được xem là trường hợp phổ biến nhất.

Các loại khối u/u nang xương hàm 

Ung thư xương hàm được phân thành hai dạng chính: Khối u xuất phát từ xương hàm và Khối u xuất phát từ vị trí khác trong cơ thể.

Khối u xuất phát trực tiếp từ bên trong xương hàm được xem là khá hiếm, chúng thường sẽ phát triển tại xương hàm hoặc các mô mềm trong khu vực miệng và mặt. Trong khi đó, ung thư xương hàm xuất phát từ tế bào khối u ác tính ở khu vực khác lây lan đến lại phổ biến hơn. Một ví dụ điển hình về trường hợp này là ung thư biểu mô tế bào vảy bắt đầu từ trong miệng, sau đó một số tế bào từ khối u này đã di chuyển đến xương hàm và hình thành một khối u mới tại đó.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh thường được gây ra bởi áp lực trong xương hàm tăng lên do sự phát triển của khối u, khối u phát triển lớn hơn sẽ tạo nên áp lực lên răng, dây thần kinh, mạch máu và xương hàm.

Ung thư xương hàm là gì
Căn bệnh này thường do tế bào ung thư khác di căn đến xương hàm

Các dấu hiệu nhận biết ung thư xương hàm 

Những người bị ung thư xương hàm thường phải trải qua những triệu chứng sau đây:

Cảm giác đau đớn

Có thể bệnh nhân không thấy cảm giác đau ở hàm trong thời gian dài mắc bệnh tuy nhiên dấu hiệu này sẽ xuất hiện phổ biến ở các giai đoạn tiếp theo. Cùng với sự phát triển của khối u thì cơn đau sẽ ngày càng mạnh mẽ, liên tục và kéo dài hơn.

Nếu khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh thì cơn đau có thể lan rộng ra cả mặt và cổ. Tùy vào vị trí của khối u bên trong hàm mà người bệnh có thể cảm thấy đau khi nhai. Và khi chạm vào vùng bị ảnh hưởng bởi khối u bạn cũng sẽ cảm thấy phần thịt khu vực đó mềm hơn các vị trí khác.

Gây sưng tấy

Bất kể là kích thước lớn hay nhỏ thì khối u đều có khả năng gây sưng, nếu khối u phát triển bên ngoài xương hàm thì bệnh nhân sẽ bị sưng mặt còn nếu khối u phát triển trong xương hàm bệnh nhân sẽ bị sưng khu vực miệng.

Làm răng bị lung lay 

Nếu bỗng dưng thấy răng bị gãy hoặc rụng đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay vì đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư xương hàm. Việc này xảy ra do khối u ảnh hưởng đến xương gần chân răng, dẫn đến tình trạng xương bị hủy hại và mềm đi, khiến cho răng bị lung lay.

Bên cạnh những dấu hiệu đặc trưng trên thì mỗi người bệnh còn có các triệu chứng khác nhau tùy vào khối u và trường hợp cụ thể ở mỗi người bệnh.

Nguyên nhân gây ung thư xương hàm
Răng gãy thường xuyên và đột ngột cũng là một dấu hiệu của bệnh

Cách chẩn đoán ung thư xương hàm 

Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quá ở khu vực đầu cổ và cần phải xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán. Khi nghi ngờ ung thư, bác sĩ thường sẽ đề xuất tiến hành các xét nghiệm khác nhau để xác định bệnh được chính xác.

Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư xương hàm bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner): Cung cấp hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng lan rộng của ung thư
  • Chụp MRI: Cung cấp hình ảnh chi tiết về kích thước khối u và các vấn đề liên quan
  • Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh hai chiều của toàn bộ khoang miệng
  • Sinh thiết rạch mô: Lấy một mẫu nhỏ từ phần mô nghi ngờ để phân tích trong phòng thí nghiệm
  • Sinh thiết khoan: Sử dụng các công cụ đặc biệt để lấy một mẫu mô nhỏ từ khu vực nghi ngờ mắc bệnh trên xương hàm để kiểm tra trong phòng thí nghiệm và tìm kiếm sự tồn tại của khối u.

>>> Chụp CT được sử dụng để chẩn đoán ung thư dạ dày, tìm hiểu thêm qua bài viết: Tầm soát ung thư dạ dày là gì? Quy trình khám tầm soát ung thư dạ dày diễn ra như thế nào?

Phương hướng điều trị ung thư xương hàm 

Tùy vào tình trạng khối u của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, dưới đây là những phương pháp điều trị ung thư xương hàm phổ biến nhất được được sử dụng:

Phẫu thuật loại bỏ khối u

Phương pháp này thường được sử dụng khi các khối u ác tính chưa lây lan ra khu vực khác, mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ hoàn toàn khối u ác tính tại một vị trí cụ thể để ngăn chặn sự lan rộng của nó.

Điều trị ung thư xương hàm
Phẫu thuật để loại bỏ khối u gây bệnh

Phẫu thuật cắt bỏ xương hàm

Phương pháp này thường được thực hiện khi khối u đã xâm lấn vào xương. Xương hàm sẽ bị loại bỏ một phần hay toàn bộ còn tùy thuộc vào vị trí của khối u. Sau khi phẫu thuật, vùng trống trong xương sẽ được tái tạo để khôi phục chức năng bình thường của nó. Bác sĩ sẽ sử dụng tế bào xương từ khu vực khác như chân, hông, cẳng tay hay lưng kết hợp cùng các nguyên liệu y học cần thiết khác để tái tạo lại xương hàm cho bệnh nhân.

>>> Xem thêm: Khám tầm soát bệnh ung thư phổi – Phương pháp và quy trình khám chi tiết

Xạ trị

Xạ trị được sử dụng như một phương pháp bổ sung khi không thể loại bỏ hoàn toàn khối u gây bệnh hoặc khi tế bào ung thư phát triển mạnh và tác động trực tiếp vào mạch máu và hệ thống thần kinh. Quá trình này sẽ sử dụng tia phóng xạ để nhắm mục tiêu vào tế bào ung thư nhằm ngăn chặn sự lan rộng và giảm kích thước của khối u.

>>> Xạ trị được dùng để điều trị ung thư cổ tử cung khi bệnh phát triển nặng, xem ngay bài viết sau: Khám tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung – Phương pháp khám tầm soát và quy trình kiểm tra chi tiết

Hóa trị liệu 

Thông thường, hóa trị không được sử dụng rộng rãi để điều trị ung thư xương hàm tuy nhiên trong một vài trường hợp cần thiết thì bác sĩ cũng sẽ cân nhắc kết hợp xạ trị và hóa trị để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư.

Bệnh nhân tiếp nhận hóa trị có khả năng phải trải qua trình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch do ảnh hưởng đến tủy xương, vậy nên họ sẽ được cách ly để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và để nhận điều trị cho các rủi ro liên quan khác.

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư xương hàm phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ bệnh, tuy nhiên so với khối u ác tính ở các vùng khác của cơ thể thì ung thư xương hàm có tiên lượng tốt hơn đặc biệt là ở giai đoạn chưa bị lan rộng.

Chữa trị ung thư xương hàm
Hóa trị vẫn có thể sử dụng trong những trường hợp cần thiết

Vậy nên cũng như nhiều căn bệnh khác, việc điều trị ung thư xương hàm được thực hiện càng sớm với phương pháp chính xác thì tiên lượng sống của bệnh nhân càng cao. Vậy nên hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để sàng lọc những nguy cơ gây bệnh cũng như phát hiện bệnh từ sớm để có thể chữa trị kịp thời.

Những thắc mắc thường gặp về ung thư xương hàm

Tác dụng phụ của việc điều trị ung thư xương hàm?

Tùy vào phương pháp cũng như tình trạng cơ thể mà việc điều trị có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, mệt mỏi, rụng tóc hay buồn nôn.

Thời gian điều trị thường kéo dài trong bao lâu?

Thời gian điều trị ung thư xương thường kéo dài từ vài tháng đến một năm, phụ thuộc vào giai đoạn và loại khối u.

Có khả năng tái phát bệnh sau khi điều trị không?

Mặc dù hiếm nhưng bệnh này vẫn có khả năng tái phát sau khi điều trị, vậy nên người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi và kiểm tra sau khi được chữa trị để sớm phát hiện khi có các dấu hiệu tái phát xảy ra.

Ung thư vòm họng là một căn bệnh có thể chữa được nếu như được phát hiện và điều trị sớm, vậy nên khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh bạn hãy đến ngay với các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và thực hiện quá trình điều trị trước khi tình trạng trở nên tệ hơn nhé.
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+