UNICEF: Số ca mắc bệnh sởi đã tới ngưỡng báo động trên toàn thế giới
Số ca mắc bệnh sởi năm 2018 tăng mạnh so với năm trước, theo thống kê khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF trên 194 quốc gia
98 quốc gia chứng kiến mức tăng về số ca mắc sởi trong năm 2018
Theo số liệu từ Liên Hiệp Quốc, số ca mắc bệnh sởi tại Brazin, Philippines và Pháp chiếm ba phần tư tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới trong năm 2018.
Đáng chú ý, Brazin không có một ca mắc sởi nào trong năm 2017. Tuy nhiên quốc gia này lại có đến 10.262 trường hợp được báo cáo trong năm 2018. Năm 2018, Philippines ghi nhận 15.599 ca mắc bệnh, tăng 548% so với năm 2017.
Trong khi đó, tình trạng dịch sởi trở nên xấu hơn tại khu vực Đông Nam Á với 12.736 ca mắc sởi và 203 trường hợp tử vong ghi nhận ngày 23/2.
Theo dữ liệu y tế của Liên Hiệp Quốc được thực hiện phân tích bởi UNICEF, 98 quốc gia chứng kiến mức tăng về số ca mắc sởi trong năm 2018. Ucraina, Philippines và Brazin là những quốc gia chứng kiến mức tăng lớn nhất của số ca mắc bệnh sởi.
Bệnh sởi đã trở thành vấn đề của toàn cầu và cách phòng ngừa
“Bệnh sởi đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu”-Ông Robin Nandy, cố vấn chính và trưởng phòng tiêm chủng của UNICEF nhận định. Tình trạng tăng lên báo động của dịch sởi sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em.
Theo tổ chức này, cơ sở vật chất y tế kém chất lượng, nhận thức thấp, xã hội mất ổn định và nạn chống lại vắc-xin trong một vài trường hợp là nguyên nhân gây ra sự bùng phát dịch sởi gần đây.
Bà Henrietta H. Fore, giám đốc điều hành UNICEF ví von: “Những ca bệnh này không thể xảy ra chỉ sau một đêm! Như những đợt bùng phát dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng từ năm 2018, nếu chúng ta không hành động ngay, hậu quả tồi tệ sẽ đến với trẻ em trên toàn cầu”.
Sởi là một căn bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng sốt cao, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc, mắt đỏ và ngứa ngáy.
Virus sởi là một trong những bệnh dễ truyền nhiễm nhất, theo Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ. Virus này có thể tồn tại trong không khí 2 tiếng đồng hồ sau khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
UNICEF nhấn mạnh, không có phương pháp chữa bệnh cụ thể cho bệnh sởi, tiêm vắc-xin là một phương pháp giúp “cứu mạng” những đứa trẻ.
Theo khuyến cáo phòng chống bệnh sởi của Cục y tế dự phòng, các bậc phụ huynh nên thực hiện những điều sau đây:
- Chủ động đưa trẻ đi tiêm và tiêm đủ, đúng lịch vắc-xin phòng Sởi – Rubella
- Không nên cho trẻ đến gần những người đang mắc bệnh, hoặc nghi ngờ mắc bệnh
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi chăm sóc trẻ
- Giữ vệ sinh thân thể, tai, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng
- Tăng cường những thức ăn dinh dưỡng cho trẻ
- Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế và cách ly. Không nên đưa trẻ vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải cho các bệnh viện và tránh lây nhiễm chéo
1 | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn |
2 | Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn |
3 | Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) |
4 | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) |
5 | Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp |
Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/ |
|
028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng |
|