Phẫu thuật vá màng nhĩ – Tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc
Vá màng nhĩ là gì? Trong trường hợp nào thì nên làm phẫu thuật này? Cần lưu ý những gì khi có người nhà thực hiện phẫu thuật này? Nếu bạn đang quan tâm về hình thức phẫu thuật này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu màng nhĩ là gì?
Để hiểu rõ về phẫu thuật vá màng nhĩ, đầu tiên ta cần tìm hiểu màng nhĩ là gì trước nhé.
Giữa tai ngoài và phần tai giữa được ngăn cách bữa một lớp màng siêu mỏng, được gọi là màng nhĩ. Lớp màng này thực hiện nhiệm vụ rung động khi tiếp xúc với sóng âm, độ rung động lớn nhỏ sẽ tùy thuộc vào cường độ sóng âm.
Viêm tai hay các chấn thương có ảnh hưởng đến tai đều có khả năng gây tổn thương đến màng nhĩ, các xương tai giữa và thậm chí có thể gây thủng màng nhĩ. Tình trạng tổn thương màng nhĩ không được chữa trị kịp thời không chỉ giảm thính lực rõ rệt mà còn tăng nguy cơ viêm tai.

Thế nào là phẫu thuật vá màng nhĩ?
Phẫu thuật vá màng nhĩ sẽ giúp “dán” các vết rách nhỏ hoặc các lỗ thủng nhỏ trên màng nhĩ lại bằng một loại mô mỏng hoặc gel. Phẫu thuật này thường sẽ chỉ được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa, quá trình này thường chỉ kéo dài trong khoảng 15 đến 30 phút và bệnh nhân đều được gây tê cục bộ trước khi bắt đầu.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân bị viêm tai mãn tính hoặc lỗ thủng trong màng nhĩ quá lớn, không thể điều trị bằng kháng sinh thì buộc phải sử dụng thủ thuật tạo hình màng nhĩ. Bác sĩ sẽ loại bỏ các mô sẹo thừa bằng tia laser sau đó dùng những mẫu mô nhỏ được lấy từ tĩnh mạch của bệnh nhân hoặc vỏ sợi cơ để dán vào vá màng nhĩ. Tùy vào trường hợp mà bác sĩ có thể thực hiện trực tiếp qua ống tai hoặc cắt một vết nhỏ khu vực sau tai và tiếp cận với khu vực màng nhĩ từ hướng đó. Thông thường sẽ cần khoảng 2-3 tiếng để thực hiện thủ thuật này và bệnh nhân sẽ được gây mê trong suốt quá trình thực hiện.
Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ là gì?
Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thủng màng nhĩ khiến nhiều người phải vá màng nhĩ?
- Bệnh viêm tai giữa: Khi dịch mủ tích tụ tạo thành viêm nhiễm và gây áp lực lên màng nhĩ lâu ngày mà không được điều trị sẽ khiến cho màng nhĩ chịu tổn thương và thủng màng nhĩ
- Chấn thương sọ não: Chấn thương vùng não, xương sọ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc cũng như khả năng hoạt động của màng nhĩ, tai giữa và tai trong
- Các chấn thương trực tiếp: Va chạm trực tiếp vào màng nhĩ cũng là một trong những lý do khiến bệnh nhân phải vá màng nhĩ. Trong số đó, chấn thương do dụng cụ lấy ráy tai gây ra là phổ biến nhất.
- Các chấn thương gián tiếp: Khi áp lực bên trong và bên ngoài tai không cân bằng, tạo áp lực lên tai cũng có thể gây thủng màng nhĩ. Chẳng hạn như khi bị tác động vật lý quá mạnh vào tai, lặn quá sâu mà không được bảo hộ hoặc gần khu vực mìn nổ,…
Màng nhĩ bị thủng thường lành một cách tự nhiên. Vết thương có thể lành trong vài tuần, hoặc có thể mất đến vài tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết thủng có thể kéo dài vài năm và sẽ không thể lành lại một cách tự nhiên và cần thực hiện phẫu thuật

Trường hợp cần thực hiện phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ
Thông thường, phẫu thuật vá màng nhĩ chỉ dành cho những trường hợp bị thủng màng nhĩ nhẹ, các lỗ thủng nhỏ và đã được điều trị tai khô hết nhiễm trùng xong.
Tuy nhiên đối với những người bị viêm tai xương chũm năng, có hủy xương trong tai hoặc nghi ngờ bị cholesteatoma thì không được thực hiện phương thức phẫu thuật này mà cần phải thực hiện phương pháp khác.

Cách thực hiện phẫu thuật màng nhĩ
Trước khi tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tổn thương của từng bệnh nhân để đưa ra phương thức điều trị hợp lý. Đối với các tổn thương nhỏ, các vết rách nhỏ thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp dùng gel hoặc đắp mô mỏng. Tuy nhiên trong trường hợp tổn thương quá lớn thì buộc phải thực hiện phẫu thuật, thông thường những người phải làm phẫu thuật vá màng nhĩ là những bệnh nhân viêm tai mạn tính hoặc đã từng điều trị bằng kháng sinh mà không có hiệu quả.
Theo phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ loại bỏ những mô thừa hay mô sẹo bằng tia laser sau đó sẽ sử dụng mẫu mô lấy từ tĩnh mạch hoặc vỏ sợi cơ của chính bệnh nhân để ghép vào phần bị rách để vá màng nhĩ. Quá trình này không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ của bác sĩ.
Bên cạnh phương thức truyền thống thì hiện nay cũng có một vài phương thức khác hiện đại hơn, nếu bệnh nhân có điều kiện tài chính cao hơn cũng có thể lựa chọn phẫu thuật vá màng nhĩ nội soi để tiết kiệm thời gian và hạn chế cảm giác đau.
>>> Xem chi tiết về kết quả phẫu thuật vá màng nhĩ Underlay đường ống tai qua tài liệu sau:
Nguồn: Tạp chí mũi họng Việt Nam
Phẫu thuật màng nhĩ có thể xảy ra những biến chứng gì?
Chảy máu, tác dụng phụ của thuốc mê, viêm nhiễm vùng phẫu thuật hay dị ứng với thuốc là những dấu hiệu phổ biến sau khi thực hiện vá màng nhĩ tuy nhiên có thể được điều trị dễ dàng.
Mặc dù ít nhưng vẫn có một vài trường hợp gặp biến chứng nặng nề hơn và cần phải được hỗ trợ kịp thời từ bác sĩ:
- Cảm giác choáng váng, chóng mặt sau khi làm xong phẫu thuật
- Mất thính giác tạm thời, mức độ nặng nhẹ tùy trường hợp
- Mất thính giác do tổn thương xương tai giữa trong quá trình phẫu thuật
- Ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt, dây thần kinh vị giác
- Vết thủng và vết rách không hồi phục
- Lớp da thừa sau màng nhĩ phát triển gây viêm tai mạn tính hay còn gọi là cholesteatoma
Ưu nhược điểm khi phẫu thuật nội soi vá nhĩ
Ưu điểm
Phương pháp vá màng nhĩ bằng phẫu thuật nội soi sẽ giúp nâng cao chất lượng hình ảnh cho bác sĩ tầm nhìn rộng hơn, chi tiết hơn và nhìn được cả những phần khó thấy ở trong tai giữa. Không chỉ tăng hiệu quả phẫu thuật mà còn giúp vết thương mau lành hơn.
Hạn chế
Mặc dù có nhiều ưu điểm thế nhưng để thực hiện phương pháp phương pháp vá màng nhĩ nội soi yêu cầu phải có bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn trong việc mổ nội soi. Bác sĩ không có kinh nghiệm có khả năng phải chịu bỏng do ánh sáng của máy nội soi tỏa ra. Bên cạnh đó nếu bệnh nhân chảy quá nhiều máu trong quá trình phẫu thuật cũng sẽ ảnh hưởng đến việc quan sát hình ảnh.

Những điều cần chuẩn bị trước phẫu thuật vá màng nhĩ
Để chuẩn bị cho phẫu thuật vá màng nhĩ được diễn ra thuận lợi hơn, bác sĩ thường sẽ thông báo trước cho bệnh nhân một số lưu ý sau đây:
- Thông báo trước một số biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện phẫu thuật
- Bệnh nhân thường sẽ được yêu cầu cắt tóc ngắn và trên vành tai khoảng 2cm để tránh ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật
- Thực hiện phẫu thuật như xét nghiệm công thức máu, đường trong máu, xét nghiệm đông máu, ure máu,…
- Bệnh nhân cần phải thông báo với bác sĩ tất cả các bệnh nội khoa mà mình đang gặp, chẳng hạn như tiểu đường, lao phổi, cao huyết áp,…
- Bệnh nhân cần phải liệt kê tất cả các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng đang sử dụng, bên cạnh đó cũng cần phải kê khai đầy đủ các loại thuốc hoặc thành phần thuốc mà cơ thể dị ứng
- Nếu cảm thấy cơ thể không khỏe để thực hiện phẫu thuật cần phải thông báo cho bác sĩ ngay
- Không được dùng bất kỳ loại thức ăn hay nước uống nào trước đêm phẫu thuật
Cách chăm sóc sau phẫu thuật vá nhĩ
Sau khi làm phẫu thuật vá màng nhĩ, để hạn chế các tác nhân gây hại hay vi khuẩn tấn công vào tai, bác sĩ sẽ thực hiện một số lưu ý để bảo vệ cho bệnh nhân, có thể kể đến như:
- Nhét một ít bông vào tai bệnh nhân và dùng một miếng băng gạc ở phần ngoài tai trong khoảng vài ngày đến một tuần sau khi phẫu thuật vá màng nhĩ
- Được kê thuốc kháng sinh trong 5 ngày sau khi vá màng nhĩ để phòng tránh viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kiểm tra lại vết mổ sau khoảng 1 tuần để tiến hành cắt chỉ, rút bấc. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau dữ dội dù đã dùng thuốc giảm đau thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay, phòng trường hợp viêm nhiễm vết mổ.
- Bệnh nhân tuyệt đối không được để nước rơi vào tai, không tham gia các hoạt động mạnh như đi bơi, chạy nhảy,… Bên cạnh đó cũng hạn chế đến nơi đông người để tránh việc lây lan vi khuẩn qua đường mũi và họng có khả năng ảnh hưởng đến tai.
Địa chỉ phẫu thuật vá màng nhĩ ở đâu tốt và uy tín?
Vậy thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ ở đâu uy tín? Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn với nhiều năm hoạt động đã trải qua hàng triệu lượt khám sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc cho bạn. Đội ngũ các chuyên viên y tế, bác sĩ lành nghề không chỉ có kinh nghiệm nhiều năm chữa trị mà vẫn luôn cập nhật những thông tin, kiến thức mới sẽ giúp quá trình kiểm tra tình trạng bệnh trở nên dễ dàng hơn. Bệnh cạnh đó thì bệnh viện cũng sở hữu những trang thiết bị y tế hiện đại, giúp cho quá trình điều trị trở nên nhanh hơn và dễ dàng hơn.

>>> Xem video này để biết thêm về giải pháp Tymcure cho thủng màng nhĩ:
Các thắc mắc thường gặp về phương pháp vá màng nhĩ
Vá màng nhĩ có nguy hiểm không?
Phẫu thuật vá màng nhĩ không có tính nguy hiểm tuy nhiên bệnh nhân cần phải có một bác sĩ tay nghề cao và có kinh nghiệm chuyên môn để tránh những biến chứng về thính lực cũng như dây thần kinh về sau.
Vá màng nhĩ nội soi có đau không?
Bệnh nhân được gây mê nên sẽ không có cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật, tuy nhiên sau khi thực hiện thành công, bệnh nhân có thể sẽ thấy ù tai, đau nhói hoặc thường xuyên nghe thấy các âm thanh khác trong tai. Đây là những triệu chứng bình thường khi vá màng nhĩ và sẽ tự thuyên giảm sau khoảng 1-2 tuần.
Thời gian phẫu thuật mất bao lâu
Quá trình phẫu thuật thường chỉ diễn ra trong khoảng 60-90 phút.
Bao lâu thì phục hồi?
Tùy vào điều kiện cơ thể của từng bệnh nhân mà thời gian phục hồi có thể kéo dài từ 2-3 tuần.
Chi phí có đắt không?
Tùy vào điều kiện trang thiết bị y tế, vật tư, tay nghề bác sĩ cũng như điều kiện chăm sóc sau khi phẫu thuật mà sẽ có mức giá khác nhau, tuy nhiên thông thường phẫu thuật này thường sẽ dao động trong khoảng 15-20 triệu.
Vá màng nhĩ là một trong những phẫu thuật cần thiết giúp điều trị tình trạng tổn thương màng nhĩ. Và để phát huy tối đa hiệu quả, bệnh nhân đừng quên tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện các biện pháp bảo vệ để tránh gây thêm tổn thương cho màng nhĩ sau khi phẫu thuật thành công nhé.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/