Vắc xin ngừa sốt xuất huyết: Tiêm ở đâu? Bao nhiêu mũi? Ai nên tiêm?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tái nhiễm nhiều lần. Tiêm vắc xin sốt xuất huyết là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe lâu dài. Bài viết này sẽ chia sẻ mọi thứ mà bạn cần biết về loại vắc xin này.
Có loại vacxin sốt xuất huyết không?
Vắc xin sốt xuất huyết là chế phẩm sinh học có khả năng tạo miễn dịch chủ động, giúp cơ thể phòng bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Theo WHO, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua vết muỗi có mang virus đốt. Sốt xuất huyết phổ biến tại các quốc gia có khí hậu cận nhiệt đới cho đến nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á trong đó có nước ta. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus có dấu hiệu nhẹ như sốt, phát ban và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp chuyển biến nghiêm trọng, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội, suy nội tạng, sốc sốt xuất huyết, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết nặng xảy ra khi thành mạch máu bị tổn thương, dẫn đến rò rỉ huyết tương, giảm số lượng tiểu cầu trong máu và gây ra tình trạng chảy máu nghiêm trọng. Nếu không được can thiệp sớm, người bệnh có thể bị suy đa tạng, sốc và tử vong. Tại Việt Nam, số ca sốt xuất huyết dao động theo từng năm, với số liệu thống kê từ 2007 – 2016 cho thấy trung bình mỗi năm có khoảng 90.844 ca mắc. Dịch sốt xuất huyết có xu hướng bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10.

Cơ chế hoạt động của vắc xin sốt xuất huyết
Vắc xin sốt xuất huyết hoạt động theo cơ chế kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu nhằm chống lại virus. Cụ thể, vắc xin chứa các thành phần kháng nguyên từ 4 tuýp huyết thanh của virus Dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4) đã được làm suy yếu, không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn duy trì tính kháng nguyên đủ trong cơ thể.
Sau khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện và tạo ra yếu tố đề kháng để trung hòa virus, hình thành hệ thống phòng thủ chủ động. Quá trình này giúp cơ thể học cách nhận biết và loại bỏ virus nếu gặp phải trong tương lai. Đồng thời, các tế bào trí nhớ miễn dịch được kích hoạt, giúp cơ thể duy trì khả năng bảo vệ lâu dài. Nhờ đó mà người đã tiêm vắc xin có thể chủ động ngăn ngừa sốt xuất huyết khi bị muỗi mang virus đốt.
Vì sao nên tiêm vắc xin sốt xuất huyết?
Đã biết có vắc xin phòng sốt xuất huyết không rồi thì ta cùng tìm hiểu đến nguyên nhân vì sao lại nên tiêm phòng loại vắc xin này.
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt dễ bùng phát trong mùa mưa khi muỗi Aedes sinh sôi mạnh. Loại virus này có 4 tuýp huyết thanh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4), và một người có thể mắc bệnh nhiều lần do nhiễm các tuýp khác nhau. Điều này khiến sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
Tiêm phòng vắc xin sốt xuất huyết là biện pháp chủ động và hữu hiệu bảo vệ cơ thể khỏi khả năng nhiễm bệnh cũng như các tác động xấu. Vắc xin giúp cơ thể nhận diện và sản sinh yếu tố đề kháng đặc hiệu chống lại cả 4 tuýp virus. Nhờ đó, tác dụng phòng bệnh đạt trên 80% và có thể giảm tới 90% tình trạng bệnh trở nặng và phải nhập viện điều trị.

Những người từng mắc sốt xuất huyết và tái nhiễm có thể gặp tình trạng bệnh tình tiến triển nặng hơn, thậm chí dẫn đến sốc Dengue, chảy máu nội tạng hoặc suy đa tạng. Việc tiêm phòng giúp hạn chế việc tái nhiễm, làm nhẹ tình trạng bệnh và hạn chế tối đa những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tiêm vắc xin không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà nó còn góp phần hình thành miễn dịch cộng đồng, hạn chế sự lây lan của dịch sốt xuất huyết và bảo vệ những người không thể tiêm phòng, chẳng hạn như trẻ nhỏ hoặc người có bệnh lý nền. Điều này giúp giảm tải áp lực lên hệ thống y tế, giảm số ca nhập viện và tiết kiệm chi phí điều trị. Bên cạnh đó, việc kiểm kiểm soát được dịch thì các ngành kinh tế như du lịch, thương mại cũng ít bị ảnh hưởng, mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội.
Các loại vắc xin sốt xuất huyết được bộ y tế cấp phép lưu hành
Để trả lời cho câu hỏi có vacxin sốt xuất huyết không thì câu trả lời là có. Hiện nay vắc xin phòng sốt xuất huyết có hai loại sau đây:
Vắc xin Dengvaxia (CYD-TDV)
Dengvaxia (CYD-TDV) là vắc xin sốt xuất huyết sống, tái tổ hợp, được phát triển bởi Sanofi Pasteur. Đây là vắc xin đầu tiên trên thế giới được cấp phép để phòng bệnh, tuân theo phác đồ tiêm 3 liều, mỗi liều cách nhau 6 tháng. Độ tuổi có thể tiêm phòng loại vaccine này từ 9 – 45 tuổi hoặc từ 9 – 60 tuổi. Vắc xin này được khuyến nghị sử dụng tại các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao nhằm giảm rủi ro mắc bệnh.
Tuy nhiên, do cơ chế hoạt động đặc thù, người tiêm cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước để xác định đã từng nhiễm virus này hay chưa. Chỉ những người có kết quả dương tính với yếu tố đề kháng sốt xuất huyết mới đủ điều kiện tiêm, giúp giảm tình trạng mắc bệnh nặng ở những người chưa từng phơi nhiễm với virus.
Do những yêu cầu khắt khe trong quy trình tiêm chủng, Dengvaxia không được triển khai rộng rãi trên toàn cầu. Hiện tại, Sanofi Pasteur đã thông báo ngừng sản xuất loại vắc xin này do nhu cầu thị trường không đủ lớn để duy trì nguồn cung.

Vắc xin Qdenga (Takeda)
Qdenga là vaccine sốt xuất huyết bộ y tế thứ hai được phê duyệt, thuộc nhóm vắc xin sống giảm độc lực, do Takeda (Nhật Bản) nghiên cứu và phát triển, sản xuất tại Đức. Đây là loại vắc xin đặc biệt có khả năng bảo vệ trước cả 4 chủng virus Dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) và được chỉ định tiêm cho người từ 4 tuổi trở lên.
Khả năng của vắc xin Qdenga đã được chứng minh với tỷ lệ bảo vệ trên 80% trong việc phòng ngừa sốt xuất huyết, đồng thời giúp giảm hơn 90% khả năng phải nhập viện và di chứng nghiêm trọng. Phác đồ tiêm gồm 2 liều, mỗi liều cách nhau 3 tháng.
Cho đến tháng 8/2024, vaccine Qdenga đã được sử dụng tại hơn 40 quốc gia, bao gồm những quốc gia có tỷ lệ sốt xuất huyết cao như tại Liên minh Châu Âu, Anh, Brazil, Argentina, Indonesia, Thái Lan, Malaysia… Đặc biệt, vắc xin này cũng đã được tích hợp vào việc Tiêm chủng mở rộng tại nhiều quốc gia như Argentina, Brazil và Indonesia nhằm kiểm soát dịch sốt xuất huyết.
Qdenga đã trải qua 88 thử nghiệm lâm sàng tại hơn 14 đất nước và được đánh giá có độ an toàn cao theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Y học Châu Âu. Tháng 5/2024, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tiền thẩm định vắc xin này, khẳng định tác dụng trong phòng dịch trên toàn cầu.

Ai nên tiêm vacxin ngừa sốt xuất huyết?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm vắc xin sốt xuất huyết có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn, tùy thuộc vào tình hình dịch tễ và mức độ ảnh hưởng của bệnh tại từng quốc gia. Trước khi triển khai tiêm phòng, mỗi quốc gia cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch và xem xét dữ liệu về tính an toàn của các loại vắc xin sốt xuất huyết hiện có.
WHO khuyến nghị các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao nên đưa vắc xin sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ cộng đồng. Tuy nhiên, do mức độ lây lan của virus Dengue khác nhau giữa các khu vực, một số quốc gia có thể ưu tiên triển khai tiêm chủng theo từng địa phương thay vì mở rộng trên toàn quốc.
Hiện tại, chưa có đủ dữ liệu lâm sàng để khuyến nghị tiêm chủng vắc xin sốt xuất huyết cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không cần thực hiện xét nghiệm thử thai trước khi tiêm.
Ai không nên tiêm vắc xin sốt xuất huyết?
Theo khuyến cáo, một số nhóm đối tượng sau đây không nên tiêm vắc xin ngừa sốt xuất huyết do nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc có ý định có thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm.
- Phụ nữ đang cho em bé bú, vì hiện nay vẫn chưa có đủ dữ liệu về độ phù hợp của vaccine đối với cơ thể bé sơ sinh.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm bẩm sinh hoặc những người đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch như hóa trị hoặc corticosteroid toàn thân liều cao (prednisone ≥20 mg/ngày hay ≥2 mg/kg/ngày) kéo dài từ 2 đến 4 tuần trước thời gian tiêm.
- Người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc người nhiễm HIV không thể hiện triệu chứng nhưng đã suy giảm chức năng, làm giảm khả năng đáp ứng của cơ thể với vắc xin.

Tác dụng phụ và phản ứng sau tiêm vaccine
Cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin sốt xuất huyết cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ, tuy nhiên hầu hết đều nhẹ và tự biến mất sau vài ngày. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- 50% người bị đau tại chỗ tiêm
- 35% người bị đau đầu
- 31% người bị đau cơ
- 27% người bị ban đỏ tại chỗ tiêm
- 24% người bị khó chịu
- 20% người bị suy nhược
- 11% người bị sốt nhẹ
- Ngất xỉu (thường xảy ra ở trẻ vị thành niên do phản ứng tâm lý khi tiêm)
Những phản ứng này thường xuất hiện trong vòng 48 giờ sau tiêm và có xu hướng giảm dần khi tiêm mũi thứ hai.
Đối với người đã từng mắc sốt xuất huyết, tác dụng phụ có thể gồm ngứa, nhức tại vị trí tiêm, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và khó chịu. Đây là những dấu hiệu bình thường, cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng chống lại virus sốt xuất huyết.
Mặc dù khá hiếm nhưng vẫn có những trường hợp gặp sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine, vậy nên hãy lưu ý tình trạng sức khỏe sau khi tiêm cũng như tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo cho bản thân.
Tiêm vắc xin sốt xuất huyết ở đâu uy tín, an toàn?
Việc tiêm vacxin sốt xuất huyết cần được thực hiện tại các trung tâm tiêm chủng chuyên nghiệp, uy tín hoặc các cơ sở đạt tiêu chuẩn. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và có khu vực cho người tiêm ở lại theo dõi để xử trí kịp thời các phản ứng không mong muốn.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết Qdenga do hãng dược phẩm Takeda sản xuất đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép vào tháng 5/2024. Người dân có thể đăng ký tiêm chủng tại các trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn cho bản thân và người thân nhé.

Chuyên gia y tế khuyến cáo tất cả trẻ em và người lớn trong độ tuổi được chỉ định (từ 4 tuổi trở lên) nên chủ động tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các tác động xấu. Đồng thời, mỗi cá nhân cần kết hợp với các biện pháp phòng chống muỗi và tích cực tham gia các phong trào cộng đồng để góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình và xã hội.
Các câu hỏi thường gặp về Vắc xin sốt xuất huyết
Thời gian bảo vệ của vắc xin sốt xuất huyết kéo dài bao lâu?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vắc xin sốt xuất huyết có thể duy trì khả năng bảo vệ ít nhất 6 năm sau khi tiêm. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhỏ người đã tiêm vắc xin nhưng vẫn có thể nhiễm hoặc tái nhiễm sốt xuất huyết.
Hiện nay, thời gian phát huy khả năng tối đa của vắc xin vẫn đang được các chuyên gia y tế trên thế giới tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, việc tiêm phòng đúng lịch kết hợp với các biện pháp phòng chống muỗi Aedes vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.
Vaccine phòng sốt xuất huyết phải tiêm mấy mũi?
Hiện nay nước ta đang lưu hành Vaccine phòng sốt xuất huyết Qdenga của Takeda – Nhật Bản, sản xuất tại Đức. Loại vắc xin này được chỉ định tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau sau 3 tháng và dành cho trẻ từ 4 tuổi trở lên, kể cả những người đã từng mắc sốt xuất huyết.
Người đã từng mắc sốt xuất huyết có cần tiêm vắc xin không?
Theo khuyến cáo, người từng nhiễm sốt xuất huyết cũng cần tiêm 2 liều cách 3 tháng để cơ thể sản sinh yếu tố đề kháng đặc hiệu, bảo vệ trước các tuýp virus Dengue khác có thể gây tái nhiễm trong tương lai.
Ngoài ra, tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết cho người từng mắc bệnh còn giúp giảm tình trạng bệnh trở nặng khi tái nhiễm, ngăn ngừa các di chứng nguy hiểm như sốc sốt xuất huyết, xuất huyết nội tạng, suy đa cơ quan, từ đó hạn chế tỷ lệ nhập viện và tử vong.
Chỉ tiêm 1 mũi vắc xin sốt xuất huyết có hiệu quả không?
Một mũi tiêm không đủ để kích thích hệ miễn dịch sản sinh lượng chất cần thiết cũng như không mang đến khả năng phòng bệnh trong thời gian dài, khiến cơ thể vẫn có khả năng mắc bệnh khi tiếp xúc với muỗi vằn.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến nghị trẻ từ 4 tuổi và người lớn cần tiêm đủ 2 mũi cách nhau sau 3 tháng để đảm bảo tác dụng. Tiêm đủ liều, đúng lịch giúp cơ thể hình thành hàng rào miễn dịch vững chắc, giảm thiểu khả năng mắc bệnh nặng và bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Thời gian tiêm mũi 2 sớm hoặc trễ hơn lịch có sao không?
Dựa trên các nghiên cứu lâm sàng, các nhà sản xuất vaccine đều đã đưa ra khuyến nghị về thời gian phù hợp để tiêm nhằm đảm bảo khả năng miễn dịch tối ưu.
Không nên tiêm mũi 2 quá sớm, vì khi khoảng cách giữa các liều quá gần nhau, cơ thể chưa kịp sản sinh đủ lượng yếu tố đề kháng từ mũi đầu, làm giảm khả năng của mũi tiêm thứ hai. Trong trường hợp tiêm mũi 2 trễ một vài ngày hoặc vài tuần, hiệu quả bảo vệ vẫn được duy trì. Tuy nhiên, việc trì hoãn quá lâu có thể khiến cơ thể chưa kịp tạo đủ yếu tố đề kháng cần thiết, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Vắc xin sốt xuất huyết hiện nay bao nhiêu tiền?
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết Qdenga đang được triển khai tiêm chủng tại hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc với mức giá hợp lý, giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn trong việc phòng sốt xuất huyết. Cụ thể, vaccine Qdenga (Sản xuất tại Đức) đang được tiêm với mức giá 1.390.000 VND/liều.
(*) Mức giá trên đã bao gồm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như:
- Miễn phí khám sàng lọc trước tiêm với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp với không gian tiêm chủng hiện đại, phòng chờ rộng rãi, tiện nghi.
- Hỗ trợ xử trí phản ứng sau tiêm, đảm bảo an toàn tiêm chủng tại trung tâm.
- Cung cấp tài liệu, sổ tiêm, phiếu nhắc lịch tiêm giúp khách hàng theo dõi lịch tiêm chủng dễ dàng.
Chủ động tiêm vắc xin sốt xuất huyết là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ dịch bệnh. Đến ngay các trung tâm y tế hoặc trung tâm tiêm phòng gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/