VIÊM AMIDAN CẤP
VIÊM AMIDAN CẤP
1. Amidan là gì?
Há miệng ra, ta thấy hai 2 amidan khẩu cái. Amidan và VA tạo thành một vòng chống vi khuẩn xâm nhập vào đường mũi họng. Mặt ngoài của amidan màu hồng, có nhiều múi. Amidan lớn dần theo nhu cầu cơ thể. Thể tích lớn nhất vào khoảng từ 7 đến 10 tuổi.
Hình 1: Vị trí Amidan trong họng
2. Khi nào Amidan bị viêm
Khi sự xâm nhập ồ ạt của vi khuẩn vào mũi họng sẽ xảy ra tình trạng viêm amidan. Amidan bị sưng, đỏ, đau, có thể sốt, ho. Amidan bị viêm nhiều lần, xác vi khuẩn và mủ nằm trong các khe Amidan chuyển thành viêm Amidan hốc mủ, kem theo sự thay đổi môi trường sống nóng quá hay lạnh quá.
3.Biểu hiện của bệnh viêm amidan
- Sốt cao 38 – 40 độ.
- Đau rát cổ, cảm giác khô cổ.
- Nhức đầu hai bên thái dương.
- Nghẹt mũi thường xảy ra chăm hơn và kèm chảy mũi.
- Khám họng: Hai Amidan sưng đỏ, có thể có giả mạc trằng.
- Xét nghiệm mau bạch cầu tăng cao.
Khi có các triệu chứng trên nên đến khám bác sĩ tai mũi họng để được tư vấn và điều trị.
Hình 2: Amidan viêm, quá phát
4. Điều trị viêm Amidan cấp
- Điều trị viêm Amidan cấp cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
- Tùy theo bệnh tích bác sĩ có thể dùng kháng sinh, Giảm đau hạ sốt. Nếu khó thở, ho khò khè cần dùng thêm kháng viêm.
- Xúc họng nước muối sinh lý, vệ sinh răng miệng.
- Viêm Amidan cấp không nên cắt Amidan.
5. Viêm Amidan gây biến chứng gì?
Bệnh tinh hồng nhiệt
Do độc tố của liên cầu trùng gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, Amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Amidan có giả mạc. Bệnh này dẫn đến biến chứng viêm tai giữa hoại tử các xương con.
Viêm khớp cấp
Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.
Viêm cầu thận
Tần xuất bệnh viêm cầu thận sau viêm amidan khỏng 24%, và chuyển thành viêm thận cấp sau đó. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy;
Áp xe quanh amidan
Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.
Khám họng phát hiện khẩu cái mềm bên áp xe bị đẩy ra trước, sờ mềm. Khi rạch dẫn lưu nhiều mủ đặc rất thối trong ổ áp xe.
6. Phòng bệnh
- Giữ vệ sinh răng miệng.
- Súc họng nước muối sinh lý hàng ngày.
Súc họng nước muối sinh lý.
- Khi thay đổi môi trường sống vào vùng nóng quá hay lạnh quá cần giữ ấm cơ thể.
- Khi viêm Amidan cấp cần điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm.