viêm mũi dị ứng mãn tính

Viêm mũi dị ứng mãn tính: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn


Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở nước ta, nhất là ở thể viêm mũi dị ứng mãn tính do các yếu tố dị nguyên ngày càng tác động nhiều đến cơ thể con người. Vậy viêm mũi dị ứng mãn tính có triệu chứng như thế nào và cách chữa trị dứt điểm bệnh lý ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh lý gì?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý xảy ra do việc  phản ứng thái quá của hệ miễn dịch trước những dị nguyên như khói bụi, hóa chất, lông da động vật … ở khu vực mũi họng, từ đó khiến cơ thể giải phóng histamin  làm xuất hiện hiện tượng hắt hơi, sổ mũi.

Viêm mũi dị ứng mãn tính là tình trạng kéo dài trên 4 tuần của viêm mũi dị ứng cấp tính do không được điều trị kịp thời và triệt để.

Tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính là do các tác nhân gây dị ứng cho vùng mũi như:

  • Khói bụi
  • Hóa chất trong các nhà máy
  • Mùi sơn
  • Lông, da động vật
  • Khói thuốc lá
  • Phấn hoa
  • Mạt nhà
  • Phấn trong trường học
  • Một số đồ ăn gây kích thích viêm mũi dị ứng theo cơ địa như: đồ cay nóng, đậu phộng, sữa …

Ngoài ra, nếu viêm mũi dị ứng có yếu tố theo mùa thì khi thời tiết thay đổi bất thường: từ nóng sang lạnh và ngược lại đột ngột cũng khiến cho bệnh này xuất hiện. Tìm hiểu thêm về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết qua bài viết: Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì, dấu hiệu và cách điều trị.

Tác nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính
Các dị nguyên tác động lên vùng mũi khiến phát sinh ra viêm mũi dị ứng

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính cũng tương đồng với viêm mũi dị ứng cấp tính và với sự khác biệt là các triệu chứng này sẽ kéo dài hơn, gây khó chịu trong sinh hoạt, học tập và làm việc cho người bệnh.

  • Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Thời gian bị nhiều nhất là buổi sáng.
  • Nghẹt mũi, ngứa mắt, tai, họng. Một vài trường hợp thì xảy ra cả hiện tượng ù tai gây lãng tai.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ, không tỉnh táo khiến ảnh hướng tới công việc (xảy ra ở những người có cơ địa yếu).

>>> Xem thêm biểu hiện của viêm mũi dị ứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cách chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính

  • Khai thác bệnh sử: người bệnh có dị ứng với các loại thuốc nào không, có đang điều trị hen, chàm … và tiền sử gia đình có ai mắc bệnh hen, viêm mũi dị ứng …
  • Triệu chứng lâm sàng: các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi …xảy ra thường xuyên trong ngày và kéo dài hơn 4 tuần
  • Xét nghiệm qua da: Để kiểm tra chính xác hơn trong việc chẩn đoán bệnh, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm các chất gây phản ứng cho cơ thể qua đường bôi qua da. Nếu cơ thể dị ứng với chất nào thì da sẽ bị mẩn đỏ, lúc đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác hơn nguyên nhân và dị nguyên nào gây ra viêm mũi dị ứng mãn tính.
  • Xét nghiệm qua máu, hấp thụ phóng xạ dị ứng (RAST): Đây là phương pháp xác định chính xác nhất nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng mãn tính. Phương pháp này nhằm phát hiện ra kháng thể IgE đối với thành phần dị ứng trong máu của bệnh nhân, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh nhằm đưa ra hướng điều trị hợp lý.

>>> Xem thêm về viêm mũi dị ứng: Sinh lý bệnh và điều trị tập trung vào tế bào Mast

Cách điều trị bệnh lý viêm mũi dị ứng mạn tính

Điều trị bằng thuốc

Thuốc kháng histamin: Các dạng thuốc kháng histamin H2 ở dạng uống được sử dụng phổ biến khi điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính. Thuốc kháng Histamin H2 ở dạng xịt chỉ sử dụng để giảm bớt triệu chứng chứ không điều trị triệt để được.

>>> Xem thêm: 15 Cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả và an toàn tại nhà

Điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính
Sử dụng các thuốc kháng Histamin trong điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính

Lưu ý: Không sử dụng các nhóm corticoid trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Điều trị đặc hiệu

Dùng biện pháp giải mẫn cảm để làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của người bệnh. Đối với phương pháp này các dị nguyên sẽ đưa vào cơ thể để tăng dần kháng thể (giống với với quy trình sản xuất vắc – xin).

Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời vì khi rất khó để xác định đâu là dị nguyên cơ thể bị dị ứng hoặc khi vừa điều trị hết dị nguyên này lại xuất hiện thêm dị nguyên khác.

Hỗ trợ điều trị tại nhà

Viêm mũi dị ứng mãn tính là tình trạng kéo dài của viêm mũi dị ứng cấp tính. Do vậy, các biện pháp điều trị tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải là phương pháp chính để chữa viêm. Cụ thể:

  • Dùng nước muối sinh lý 0.9% được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên thị trường. Nước muối giúp làm sạch khoang mũi, các chất dịch nhầy gây viêm nhiễm ở mũi. Tuy nhiên bạn cần tham khảo cách vệ sinh đúng để hạn chế tình trạng dịch nhầy chảy ngược vào trong dẫn đến viêm họng.
  • Bổ sung thêm vitamin C thông qua các ăn những thực phẩm sau: Các loại rau xanh, củ quả tươi như cà chua, súp lơ xanh, kiwi, ớt chuông, các loại trái cây mọng nước, có múi….
  • Dùng men vi sinh nổi bật nhất là lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus
  • Dùng Quercetin được coi là một loại flavonoid giúp chống oxy hóa và hoạt động chất kháng histamin tự nhiên, bạn có thể dễ dàng tìm được trong các loại rau củ quả súp lơ xanh, táo, nho,…
  • Xông mặt bằng nước ấm có tác dụng làm ẩm cho niêm mạc mũi, loãng các dịch đờm, làm thuyên giảm những triệu chứng khó chịu của viêm mũi. Cách xông mặt có thể áp dụng có thể áp dụng như sau:
    • Đun nước sôi rồi đổ bát to
    • Nhỏ vài giọt tinh dầu như là bạc hà, dầu hương thảo và tràm trà vào trong bát nước
    • Dùng khăn phủ lên đầu sau đó ghé mặt lại gần bát nước (Lưu ý: Nên giữ 1 khoảng cách vừa phải để tránh nguy cơ bị bỏng nước)
    • Thời gian thích hợp để xong mặt là từ 5 đến 10 phút, sau khi xông mặt xong hãy xì sạch nước mũi

Gợi ý cách phòng ngừa căn bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính

  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên: hóa chất, khói bụi, mạt nhà, lông động vật …
  • Giữ vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách: dùng nước muối sinh lý để rửa mũi.
  • Tránh dùng vật sắc nhọn chọc vào mũi gây tổn thương mũi.
  • Xây dựng thói quen tập thể dục, thể thao để cơ thể khỏe mạnh
  • Tránh xa, hoặc hạn chế tối đa các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là những người bị viêm mũi dị ứng do thời tiết.
  • Khi thấy các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng cấp tính, cần đến thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh lý tại các cơ sở y tế nhằm điều trị dứt điểm, tránh chuyển qua giai đoạn viêm mũi dị ứng mãn tính.
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng mãn tính
Tránh tiếp xúc với dị nguyên chính gây viêm mũi dị ứng mãn tính

Viêm mũi dị ứng mãn tính để lại biến chứng gì

  • Viêm mũi dị ứng là bệnh lý ít gây nguy hiểm vì nó phát sinh từ phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch cơ thể chứ không phải do tác động viêm nhiễm hay tổn thương từ bên ngoài như các bệnh về đường tai mũi họng khác như: viêm tai giữa, viêm xoang …, tuy nhiên trong một số ít các trường hợp, viêm mũi dị ứng thể mãn tính có thể dẫn tới các biến chứng như thoái hóa niêm mạc mũi, chuyển sang thể viêm họng, viêm phế quản do phải dùng miệng thở thường xuyên khi bị nghẹt mũi.
  • Viêm mũi dị ứng mãn tính khi xảy ra đối với người lớn thì thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do chưa hoàn thiện hệ miễn dịch nên thường sẽ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn so với người lớn như: sụt giảm cân nặng, mất ngủ hoặc thức giấc giữa giấc ngủ, dị ứng, khó thở…Vì vậy, cần phải theo dõi sát sao bệnh lý này khi xảy ra ở trẻ nhỏ nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

>>> Xem thêm về mẹo hay điều trị viêm mũi dị ứng qua video sau:

Những câu hỏi thường gặp về viêm mũi dị ứng mãn tính

Viêm mũi dị ứng mãn tính có chữa trị được không?

Viêm mũi dị ứng mãn tính là thể viêm mũi cấp tính đã kéo dài quá 4 tuần mà không hết. Nguyên nhân của việc chữa trị không hết khi ở thể cấp tính là do các dị nguyên vẫn còn tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể khiến histamin vẫn tiết ra nhiều hơn bình thường làm các triệu chứng bệnh lý vẫn còn tồn tại. Vì vậy, viêm mũi dị ứng mãn tính có thể chữa trị triệt để khi cách ly hoàn toàn được dị nguyên chính gây ra bệnh.

Viêm mũi dị ứng mãn tính có gây nguy hiểm nghiêm trọng không?

Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh ít nguy hiểm cho người bệnh, thường sẽ không có biến chứng, tuy nhiên, đối với trẻ em thì khả năng biến chứng sẽ lớn hơn nên cần phải theo dõi và chữa trị triệt để bệnh lý cho trẻ.

Viêm mũi dị ứng mãn tính so với cấp tính có nghiêm trọng hơn không?

Viêm mũi dị ứng mãn tính là sự kéo dài của thể cấp tính, vì vậy các triệu chứng của mãn tính thường sẽ không tác động mạnh tới cơ thể nhưng nó sẽ kéo dài hơn nên sẽ gây nhiều phiền toái hơn so với cấp tính. Vì vậy, khi bệnh đang ở thể cấp tính thì người bệnh được khuyến cáo là phải chữa trị triệt để, tránh kéo dài qua thể mãn tính.

Viêm mũi dị ứng mãn tính không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Là bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh lý viêm mũi dị ứng mãn tính cũng như các bệnh lý khác ở hệ thống Tai Mũi Họng đối với cơ thể, từ đó đưa ra những chẩn đoán và điều trị phù hợp và kịp thời, tránh những biến chứng xảy ra không đáng có cho bệnh nhân.
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+