Viêm tai Giữa Cấp ở trẻ em
Viêm tai Giữa Cấp ở trẻ em
Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn – BAN GIÁM ĐỐC
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là một tình trạng viêm cấp tính ở tai giữa của các bé. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nếu không theo dõi và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn cho bé. Do các tai biến và các biến chứng của bệnh lý này.
1. Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ:
Khi bé bị viêm tai giữa cấp thì bé thường sốt, quất khóc, bỏ bù, kém ăn, nôn trớ. , rối loạn tiêu hóa: ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng. Trẻ lớn hơn có thể kêu đau tai, khó chịu , nghễnh ngãng. Chảy mủ tai, dịch tai thường xảy ra sau cùng khi các triệu chứng trên giảm.
2. Lý do viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ:
- Giải phẫu và sinh lý tai trẻ em khác với người lớn: vòi nhĩ nối giữa tai và mũi họng ngắn hơn và ít dốc hơn so với người lớn nên viêm nhiễm vùng mũi họng dễ lan lên tai.
- Trẻ em sức đề kháng yếu dễ bị viêm mũi họng. Nhất là viêm VA hoặc hay bị nôn trớ, dịch dạ dày, thức ăn dễ trào vào vòi nhĩ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho viêm tai giữa.
- Niêm mạc đường hô hấp trên của trẻ em bao gồm niêm mạc tai giữa rất nhạy cảm, dễ phản ứng. Nên thường tăng tiết dịch, dễ phù nề củng góp pần trong cơ chế bệnh sinh.
3. Các mức độ viêm tai giữa ở trẻ:
- Viêm tai giữa xuất tiết: triệu chứng kín đáo, nhiều khi tình cờ khám viêm mũi họng mới phát hiện.
- Viêm tai giữa sung huyết: triệu chứng khá điển hình: sốt, đau tai.
- Viêm tai giữa mủ: khi chảy mủ, các triệu chứng viêm cấp thường giảm. Khám cò thể thấy thủng màng nhĩ.
4. Biến chứng của viêm tai giữa cấp ở trẻ em:
- Viêm tai giữa cấp ở trẻ nếu không điều trị tốt và kịp thời có thể dẫn đến 1 số biến chứng và di chứng. Do đó cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng Nhi khi có các triệu chứng kể trên. Đặc biệt là triệu chứng đau tai, chảy dịch tai, xảy ra sau một viêm mũi họng. Nên khám với nội soi hoặc đèn soi tai để có thể quan sát màng nhỉ, đánh giá thể loại và mức độ viêm.
- Viêm tai giữa cấp ở trẻ gây ứ dịch, ứ mủ trong hòm nhĩ, gây thủng nhĩ, hủy các xương con. Điều này dẫn đến giảm sức nghe, kéo heo chậm nói, rối loạn ngôn ngữ.
- Tình trạng nhiễm trùng nặng cũng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: vêm màng não, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, liệt dây thần kinh mặt.
5. Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ
- Chích rạch màng nhĩ trong trường hợp ứ mủ.
- Đặt ống thông nhĩ (diabolo) trong trường hợp viêm tai giữa ứ dịch.
- Có thể nạo VA nếu VA lớn và viêm thường xuyên để ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát.