Viêm tai giữa có nguy hiểm không và nên chữa trị bằng cách nào?
Viêm tai giữa là một căn bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kể mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em vẫn là nhóm đối tượng mắc phải căn bệnh này nhiều nhất. Vậy nên nhiều bậc phụ huynh vẫn thắc mắc rằng viêm tai giữa có nguy hiểm không và những biện pháp phòng tránh, điều trị cho căn bệnh này. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về căn bệnh này thì hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé.
Viêm tai giữa là gì?
Để biết viêm tai giữa có nguy hiểm không trước hết ta cần phải hiểu rõ bệnh lý này là gì.
Viêm tai giữa xảy ra khi khu vực tai giữa (nằm phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng và gây ra những triệu chứng như đau, sưng, sốt và chảy dịch tai. Mặc dù viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh trạng này xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, bởi cấu trúc tai của trẻ vẫn chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch yếu.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, có hơn 80% trẻ em trên 3 tuổi đã từng trải qua ít nhất một đợt viêm tai giữa. Viêm tai giữa không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì nó có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề và thậm chí ảnh hưởng đến não.
Viêm tai giữa được chia thành 2 loại chính:
- Viêm tai giữa cấp: Đây là tình trạng bệnh phổ biến nhất và thường gặp ở trẻ em đang bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt khi mắc các căn bệnh sởi, cúm, bạch hầu, ho gà,… Bệnh này thường sẽ phát trong khoảng 3 tuần, ảnh hưởng trực tiếp đến tai giữa và màng nhĩ, nếu không được chữa trị đúng cách sẽ khiến dịch tiết chảy liên tục và gây thủng màng nhĩ.
- Viêm tai giữa có dịch tiết: Bệnh trạng này thường không có các triệu chứng cụ thể, đôi khi bệnh nhân sẽ thấy cảm giác đầy hay nặng tai. Viêm tai giữa có dịch tiết thường sẽ được xác định khi tai giữa có dịch không nhiễm trùng từ ba tháng trở lên.
Tuy nhiên, dù thuộc loại nào thì căn bệnh này đều ảnh hưởng đến chức năng nghe của bệnh nhân. Nếu để viêm tai giữa có dịch tiết kéo dài mà không được điều trị có thể gây ra tình trạng khiếm thính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Còn viêm tai giữa cấp tính không được điều trị sẽ dẫn đến việc chảy mủ và trong nhiều trường hợp sẽ tạo thành dịch.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa
Và nếu bạn muốn biết viêm tai giữa có nguy hiểm không thì hãy xem qua những biến chứng nguy hiểm do nó mang lại ở phần dưới đây:
Chảy mủ
Đây được xem là một biến chứng nghiêm trọng, biến chứng này xuất hiện khi tình trạng bệnh cấp tính không được điều trị đúng cách, đặc biệt là đối với những người bệnh có hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc mắc các bệnh nặng khác như lao hoặc đái tháo đường. Từ đó sẽ phát triển thành tình trạng bệnh mạn tính và khó điều trị.
Gây thủng màng nhĩ
Phần lớn các trường hợp thủng màng nhĩ sẽ tự lành trong vòng 72 giờ tuy nhiên cũng có những trường hợp cần phải được điều trị bằng cách phẫu thuật.
>>> Để hiểu rõ hơn về biến chứng thủng màng nhĩ khi bị viêm tai giữa, đọc ngay bài viết sau: Viêm tai giữa thủng màng nhĩ ở người lớn là gì? Có nguy hiểm không
Gây giảm thính lực
Thông thường, tình trạng mất thính lực nhẹ có thể xảy ra và tự hồi phục khi bệnh nhiễm trùng tai được điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng tái phát hoặc bị nhiễm trùng tai giữa nặng với mủ trong tai thì có khả năng gây mất tính lực nghiêm trọng, tổn thương màng nhĩ và thậm chí mất thính lực vĩnh viễn.
Gây viêm màng não
Nếu để viêm tai giữa kéo dài mà không can thiệp điều trị sẽ có khả năng gây ra các biến chứng như loét xương, gián đoạn chuỗi xương con, viêm tai giữa thanh dịch, viêm xương chũm hay viêm tai giữa mạn. Những biến chứng này có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trong sọ, chẳng hạn như viêm màng não, viêm não, áp xe não do tổn thương ở tai, liệt thần kinh mặt (dây thần kinh số VII) và thậm chí có thể gây tử vong.
Nên dùng cách nào để điều trị viêm tai giữa?
Điều trị bảo tồn
Phương pháp này sẽ được áp dụng trong trường hợp viêm tai giữa chảy mủ không đi kèm với viêm xương chũm, không bị tổn thương cholesteatoma và không có những biến chứng khác.
Phương pháp này sẽ kết hợp việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, duy trì vệ sinh ống tai sạch sẽ bằng cách đặt thông gió và thực hiện việc loại bỏ polyp trong ống tai nếu có. Bên cạnh đó, áp lực rửa ống tai bằng nước muối hoặc dung dịch oxy già rồi dùng thuốc nhỏ tai để điều trị.
Phương pháp này giúp duy trì ống tai luôn sạch sẽ và thông thoáng, giảm nguy cơ tái phát viêm tai giữa và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
>>> Xem thêm về chữa trị viêm tai giữa qua bài viết: Thuốc chữa viêm tai giữa người lớn – Nguyên nhân viêm tai giữa và cách điều trị
Phẫu thuật
Viêm tai giữa có nguy hiểm không? Trong nhiều trường hợp nếu bệnh tình vẫn kéo dài dù đã sử dụng thuốc thì bệnh nhân có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để để bệnh không phát triển thành các biến chứng khác nguy hiểm hơn. Tùy thuộc vào bệnh trạng cụ thể của từng người mà sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau, chẳng hạn như nạo VA, cắt bỏ amidan hay đặt ống thông khí.
Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp viêm tai giữa đi kèm với viêm xương chũm mạn tính, tổn thương cholesteatoma hoặc các biến chứng như thủng màng nhĩ và biến chứng nội sọ do tai. Bên cạnh đó, việc xem xét phẫu thuật sớm cho viêm tai giữa có chảy mủ ở trẻ em cũng đã được mở rộng để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra và bảo vệ thính lực cho trẻ.
Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa phổ biến thường được áp dụng:
- Mở thượng nhĩ: Áp dụng cho viêm thượng nhĩ cơ bản hoặc viêm tai có mủ kéo dài ở trẻ em
- Mở sào bào thượng nhĩ: Áp dụng trong trường hợp viêm tai giữa có gây tổn thương sào bào và thượng nhĩ
- Khoét rỗng đá chũm bán phần hoặc khoét rỗng đá chũm toàn phần: Áp dụng khi có viêm xương chũm hoặc cholesteatoma ở xương chũm
- Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa gồm hai giai đoạn: Phẫu thuật này sẽ bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên sẽ loại bỏ phần xương viêm và loại trừ cholesteatoma thông qua phẫu thuật mở sào bào thượng nhĩ hoặc khoét rỗng đá chũm. Sau đó, đến giai đoạn thứ hai sẽ giúp tái tạo hệ thống dẫn truyền xương con và lấp hố mổ chũm hoặc cũng có thể không lấp, tùy vào từng trường hợp cụ thể
Các phương pháp này không chỉ giúp loại bỏ hoàn toàn căn bệnh mà còn giúp bảo toàn khả năng của thính lực, không ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả
Đã có được câu trả lời cho câu hỏi viêm tai giữa có nguy hiểm không rồi thì chúng ta hãy lưu ý đến một số biện pháp phòng tránh, hạn chế nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như:
- Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không sử dụng cùng bộ đồ dùng và hướng dẫn trẻ che miệng khi hắt hơi
- Ưu tiên cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, hạn chế sử dụng bình sữa hoặc núm vú giả để trẻ không bị sặc, trớ
- Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, chẳng hạn như tiêm phòng cúm theo mùa, tiêm vacxin phòng bệnh phế cầu và các loại vacxin cần thiết khác
- Giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh, duy trì chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân đối và thực hiện các vận động khoa học để tăng cường hệ miễn dịch
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá vì nó có thể gây tổn thương và nhiễm trùng tai
Thực hiện nội soi viêm tai giữa có đau không?
Bên cạnh câu hỏi viêm tai giữa có nguy hiểm không thì việc thực hiện nội soi viêm tai giữa có đau không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Thực tế quá trình nội soi viêm tai không gây đau đớn cho bệnh nhân, công cụ được sử dụng là ống nội soi tiên tiến với kích thước vô cùng nhỏ để có thể đưa vào tai một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, việc nội soi tai thường sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ lành nghề, giàu kinh nghiệm, có sự khéo léo và cẩn thận để không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lựa chọn thăm khám tại các cơ sở nhỏ không đảm bảo uy tín, các bác sĩ có tay nghề nhiều năm cùng với trang thiết bị lạc hậu thì vẫn có khả năng dẫn đến đau đớn trong quá trình nội soi. Vậy nên hãy ưu tiên tìm đến các cơ sở chất lượng để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa có khó chữa không?
Mục tiêu của việc điều trị là khôi phục chức năng thính giác và hạn chế sự phát triển của bệnh dẫn đến những vấn đề lâu dài, không thể hồi phục hoàn toàn như xơ nhỉ, viêm tai dính, xẹp nhĩ hay túi co kéo màng nhĩ,…
Thời gian điều trị viêm tai giữa thường kéo dài ít nhất 8 ngày. Trong trường hợp màng nhĩ không bị thủng thì bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc nhỏ tai mà không cần tiến hành bơm rửa và nếu màng nhĩ bị thủng thì sẽ tiến hành nhỏ thuốc vào tai trong khoảng 3-4 ngày đầu để ngăn ngừa sự tích tụ mủ sau đó sẽ được rửa bằng nước muối sinh lý.
Trong quá trình điều trị ngoại khoa, các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhỏ mũi và bơm hơi vào ống nhĩ. Bên cạnh đó, các biện pháp điều trị ngoại khoa có thể bao gồm cả việc tỉa bỏ hoặc cắt đi mô amidan nếu bệnh nhân bị viêm amidan hay viêm họng hoặc sẽ đặt ống thông khí cho bệnh nhân.
>>> Muốn biết viêm tai giữa sẽ khỏi sau bao lâu điều trị, bạn đừng bỏ qua bài viết: Bị viêm tai giữa bao lâu thì khỏi và có chữa được không?
Viêm tai giữa có lây sang người khác không?
Viêm tai giữa có thể lây qua đường hô hấp đặc biệt là khi viêm mũi họng phức tạp phát triển thành viêm tai giữa. Bên cạnh đó, đây còn là một căn bệnh phổ biến và có khả năng lan truyền trong môi trường như trường mầm non và tiểu học, vậy nên phụ huynh cần lưu ý về biện pháp phòng ngừa. Nên lưu ý rằng biến chứng mất thính lực do viêm tai giữa có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và phát triển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai và sức khỏe của trẻ. Nếu xảy ra biến chứng viêm não hoặc viêm màng não, trẻ cũng có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
>>> Xem chi tiết hơn về viêm tai giữa có lây không qua bài viết: Bị bệnh viêm tai giữa có lây không? Biện pháp phòng ngừa lây bệnh
Tại sao viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em hơn người lớn?
Trẻ em có khả năng bị nhiễm trùng tai nhiều hơn người lớn vì một số lý do sau đây:
- Cấu trúc vòi nhĩ ở trẻ nhỏ thường ngắn và nằm ngang, tạo điều kiện thuận lợi cho chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ
- Hệ thống miễn dịch của trẻ em vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống chống nhiễm trùng
- Ống Eustachius (ống thông khí) ở trẻ em có kích thước lớn hơn so với người lớn do đó trẻ dễ mắc phải tình trạng viêm nhiễm nhiều hơn
Địa chỉ nào thăm khám, điều trị viêm tai giữa uy tín hiện nay?
Đã biết được viêm tai giữa có nguy hiểm không rồi thì việc tìm cho mình một địa điểm để chữa trị và thăm khám uy tín cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống đa khoa Quốc tế Sài Gòn với nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, lành nghề cùng với các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ đảm bảo cho quá trình chẩn đoán và điều trị trở nên nhanh chóng, thuận lợi và chính xác hơn.
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm tai giữa có nguy hiểm không. Hãy thực hiện theo các phương pháp phòng tránh để hạn chế tình trạng mắc bệnh cho bản thân và gia đình. Đừng chần chờ mà hãy khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, tránh để tình trạng nặng nề hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/