Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai

Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm, nguyên nhân và cách chữa trị

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh lý khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng tạo mủ và sưng áp xe tại tuyến nước bọt. Vì thế, bài viết sau đây các bác sĩ tại bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về bệnh lý này từ nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.

Định nghĩa viêm tuyến nước bọt mang tai

Tuyến nước bọt của con người bao gồm: tuyến dưới hàm, dưới lưỡi và mang tai với tác dụng chính là tiết nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn.

Viêm tuyến nước bọt mang tai là tình trạng bệnh lý bị viêm nhiễm khu vực tuyến nước bọt mang tai, 2 bên má do virus, vi khuẩn… gây tắc nghẽn hoặc làm giảm lượng nước bọt, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

tuyến nước bọt dưới lưỡi bị sưng
Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Những loại viêm tuyến nước bọt

Các nhà khoa học và các bác sĩ đã thống nhất chia viêm tuyến nước bọt thành 3 loại dựa trên 3 khu vực chứa tuyến nước bọt, bao gồm:

  • Viêm tuyến nước bọt mang tai: tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở 2 bên má và mang tai của người bệnh. Khu vực này có hệ thống tuyến nước bọt lớn nhất.
  • Viêm tuyến nước bọt dưới hàm: tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở khu vực dưới hàm. Tuyến nước bọt lớn thứ 2 nằm ở vùng này.
  • Viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi: tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở khu vực lưỡi và dưới sàn miệng. Đây là vùng có tuyến nước bọt nhỏ nhất.

Tuyến nước bọt mang tai là khu vực dễ bị viêm nhiễm nhất trong số 3 khu vực. Viêm tuyến nước bọt mang tai trước khi thường hay bị nhầm lẫn với quai bị (hay còn gọi là viêm tuyến mang tai dịch tễ, viêm tuyến mang tai do virus quai bị) do triệu chứng và vùng bị bệnh tương tự nhau, tuy nhiên quai bị chỉ là một trong những tác nhân gây viêm tuyến nước bọt chứ không phải được phân chia như một loại bệnh trong nhóm viêm tuyến nước bọt.

phân loại sưng tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt mang tai có những loại nào?

Nguyên nhân bị viêm tuyến nước bọt mang tai

Bệnh viêm tuyến nước bọt nói chung và bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai nói riêng thường sẽ do những nguyên nhân sau đây:

  • Virus: Một số virus như: quai bị (như đã đề cập ở trên), HIV, cúm A… là nguyên nhân gây nên bệnh lý.
  • Do vi khuẩn: các loại vi khuẩn như: vi khuẩn liên cầu, vi khuẩn Coliform…
  • Khu vực răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ
  • Do tắc tuyến nước bọt vì: sỏi tuyến nước bọt, đờm nhầy, có khối u …
  • Do lao: lao cũng là nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt.
nguyên nhân bị viêm tuyến nước bọt
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Nhận biết các triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai

Tuy nguyên nhân dẫn đến bệnh là khác nhau nhưng thường khi mắc phải viêm tuyến nước bọt ở mang tai bạn sẽ có một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Sưng tuyến nước bọt ở mang tai, một số trường hợp gây biến dạng khuôn mặt, cằm xệ…
  • Da khu vực mang tai căng lên. Nếu do virus gây ra thì sờ nóng, đau và ấn vào không bị lõm, do vi khuẩn thì gây nóng da và sờ vào bị hiện tượng lõm.
  • Khả năng tiết nước bọt kém hơn, nước bọt có dấu hiệu đặc quánh.
  • Bệnh nhân cảm thấy khô miệng, cảm thấy đau hoặc xuất hiện dấu hiệu mưng mủ trong miệng.
  • Tạm thời bị mất vị giác, há miệng rộng sẽ bị đau.
  • Người bệnh có thể bị sốt.

>>> Tuyết nước bọt tiết ra kém là dấu hiệu của viêm tuyến nước bọt mang tai. Nhưng tuyến nước bọt nếu tiết ra quá nhiều cũng là dấu hiệu không tốt. Đừng bỏ qua bài viết: Giải đáp thắc mắc – Nước bọt tiết ra nhiều là bệnh gì? Cách chữa trị

Khi có những triệu chứng như trên cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, các triệu chứng của quai bị cũng gần tương tự và có rủi ro lớn về biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.

dấu hiệu viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi
Các triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp

Những biến chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Nếu bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai chỉ do vi khuẩn hoặc virus không phải quai bị gây ra thì thường không gây biến chứng nguy hiểm. Một số bệnh nhân do cơ địa hoặc do để lâu không chữa trị kịp thời sẽ gặp phải một số biến chứng sau đây:

  • Viêm tuyến nước bọt gây tích tụ mủ và hình thành áp xe ở khu vực tuyến nước bọt mang tai.
  • Phì đại tuyến nước bọt: do các u lành tính gây ra gây khó chịu cho người bệnh.

Nếu bệnh lý do virus quai bị gây ra thì các biến chứng sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều:

  • Viêm tinh hoàn gây vô sinh ở nam giới và viêm buồng trứng có thể gây ra sinh non hoặc dị tật bẩm sinh ở nữ giới khi mang thai.
  • Viêm màng não, viêm tụy.
biến chứng viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai có thể biến chứng thành viêm màng não

>>> Tìm hiểu về nguyên nhân gây sưng to tuyến mang tai, tuyến nước bọt không phải quai bị

Nguồn: MSD Manual

Cách chẩn đoán bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Bệnh được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng đầu tiên: sưng tuyến nước bọt bị viêm, bệnh nhân sẽ bị đau sau khi ăn và uống do quá trình tiết nước bọt.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi bệnh nhân có triệu chứng sơ khởi như trên, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện

  • Kiểm tra nước bọt hoặc sinh thiết lấy mẫu mô của các tuyến nước bọt dưới kính hiển vi xem có vi khuẩn gây viêm tuyến nước bọt hay không
  • Chụp CT scan, cộng hưởng từ MRI trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý đã chuyển sang nhiễm trùng.
  • Nội soi tuyến nước bọt: nhằm phát hiện các dấu hiệu bị bệnh qua một camera đưa vào ống tuyến
  • Xét nghiệm máu: thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện sự giảm bất thường của bạch cầu và tăng lên của amylase (enzym do tuyến tụy và các tuyến nước bọt tạo ra).

Chẩn đoán phương pháp sử dụng hình ảnh siêu âm

Siêu âm trong chẩn đoán viêm tuyến nước bọt cực kỳ quan trọng, nó mang những kết quả chẩn đoán xác định bệnh chính xác cũng như phân biệt bệnh lý này với các dạng bệnh khác ở cũng tuyến nước bọt mang tai.

Việc thực hiện siêu âm cũng rất đơn giản, bác sĩ sẽ dùng đầu dò siêu âm và di chuyển lên xuống ở khu vực tuyến nước bọt mang tai khảo sát hình ảnh khu vực đó. Công việc có thể lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm đưa ra các nhận định chính xác tình trạng bệnh lý.

Việc siêu âm sẽ giúp quan sát được các tình trạng tổn thương của bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai như sau:

  • Tuyến nước bọt to lên, cấu trúc giảm âm thường có hình bầu dục và không đồng nhất, hạch bạch huyết bị tăng kích thước. Đây là dấu hiệu của tình trạng viêm tuyến nước bọt cấp tính.
    siêu âm viêm tuyến nước bọt mang tai
    Hình ảnh siêu âm thực tế của bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt cấp tính

     

  • Tuyến nước bọt nhỏ đi, vùng giảm âm hình tròn là dấu hiệu của viêm tuyến nước bọt mạn tính.
chẩn đoán sưng tuyến nước bọt
Hình ảnh siêu âm của bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mãn tính
  • Vùng giảm âm, trống âm bị tổn thương là biểu hiện của tình trạng viêm áp xe tuyến nước bọt.
hình ảnh tuyến nước bọt dưới lưỡi bị sưng
Hình ảnh siêu âm của bệnh nhân viêm tuyến nước bọt áp xe

Cách chữa viêm tuyến nước bọt mang tai hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt ở mang tai là một bệnh lý không quá phức tạp để điều trị. Hầu hết các trường hợp chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc khác để điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai. Bao gồm:

  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước có pha chanh nhằm kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều.
  • Chường nước ấm vào khu vực mang tai và má bị viêm
  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị áp xe thì thì cần chọc hút mủ để giảm mủ.

Phương pháp phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chỉ định khi tình trạng tổn thương của viêm tuyến nước bọt là mãn tính (bị tái đi tái lại nhiều lần). Phần tuyến nước bọt mang tai sẽ được cắt bỏ để ngăn tình trạng này diễn ra.

Điều trị ban đầu cho viêm tuyến nước bọt là dùng kháng sinh có hoạt tính chống lại S. aureus ví dụ: dicloxacillin, 250 mg, uống 4 lần/ngày, cephalosporin thế hệ 1, hoặc clindamycin, được sửa đổi tùy theo kết quả từng người.

>>> Viêm tuyến nước bọt điều trị trong bao lâu thì khỏi? Là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, xem ngay bài viết sau để biết thêm chi tiết: Bệnh viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai
Một số phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Trường hợp nhiễm trùng tuyến nước bọt khác

Ngoài các trường hợp viêm tuyến nước bọt phổ biến, tuyến nước bọt có thể gặp một số bệnh lý có biểu hiện tương tự và là tác nhân thứ phát gây nhiễm trùng tuyến nước bọt.

  • Bệnh mèo cào do vi khuẩn Bartonella tác động vào các hạch mang tai và là nguyên nhân thứ phát gây viêm tuyến nước bọt.
viêm tuyến nước bọt do mèo cào bị nhiễm trùng
Bệnh mèo cào hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt
  • Nhiễm trùng vi khuẩn mycobacterium ở amidan hoặc răng thứ phát qua tuyến nước bọt bên cạnh.Một số loại trong nhóm vi khuẩn này có liên hệ với bệnh lao nên cũng rất cần kiểm tra kỹ tránh trường hợp biến chứng qua lao.

>> Xem thêm video về phẫu thuật tuyến mang tai, tổng quan phẫu thuật tuyến mang tai ít xâm lấn

Một số cách phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt

Một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt ở mang tai hiệu quả:

  • Uống nhiều nước hằng ngày và giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Sử dụng chỉ nha khoa nhằm lấy hết các vụn thức ăn mắc trong răng, làm sạch mảng bám.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
  • Tiêm phòng các vacxin chống lại virus như: virus quai bị, Herpes…
  • Ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên nhằm tăng cường miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn…

>>> Để hồi phục sức khỏe nhanh chóng khi bị viêm tuyến nước bọt, bạn cần phải kiêng ăn một số thực phẩm. Xem ngay bài viết: Viêm tuyến nước bọt kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

phòng ngừa tuyến nước bọt dưới lưỡi bị sưng
Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Những câu hỏi thắc mắc về bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không ?

Bệnh này không lây nhiễm từ người này sang người kia vì tế bào ác tính không bao giờ có trong tuyến nước bọt.

Có mấy loại viêm tuyến nước bọt?

Có 3 loại dựa theo 3 khu vực của tuyến nước bọt: mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi

Có mấy thể viêm tuyến nước bọt mang tai?

Có 3 loại  là mạn tính, cấp tính và áp xe tùy theo tình trạng tổn thương.

Bệnh viêm tuyến nước bọt và quai bị có phải là một không?

Quai bị là một nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt chứ viêm tuyến nước bọt chưa chắc là bị quai bị. Thế nên 2 bệnh này là khác nhau.

Triệu chứng điển hình của viêm tuyến nước bọt mang tai là gì?

Triệu chứng thường gặp là sưng vùng mang tai, tiết nước bọt kém và há miệng rộng sẽ bị đau.

Viêm tuyến nước bọt mang tai có tự khỏi không?

Trong một số trường hợp bị viêm nhẹ thì có thể tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần (không cần can thiệp bằng thuốc hay phẫu thuật). Tuy nhiên, bác sĩ thường sẽ chỉ định uống thuốc kháng viêm, kháng sinh kết hợp với các phương pháp điều trị tại nhà như chườm nóng, súc miệng bằng nước muối để đảm bảo không bị biến chứng trở nặng hơn.

Viêm tuyến nước bọt mang tai có cần phẫu thuật không?

Trong trường hợp bệnh bị tái đi tái lại nhiều lần, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để dứt điểm bệnh lý.

Viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh lý thường gặp nếu không điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Vì thế ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy tìm đến địa chỉ bệnh viện uy tín để thực hiện khám và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa, với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về Tai Mũi Họng nói chung và các bệnh về viêm tuyến nước bọt nói riêng. Nếu bạn có gặp bất cứ biểu hiện triệu chứng gì về bệnh lý này hãy đến ngay địa chỉ 1 – 3 Trịnh Văn Cấn – Phường Cầu Ông Lãnh – Quận 1 – TPHCM để được tư vấn, thăm khám và điều trị theo tình trạng bệnh lý một cách phù hợp và tận tâm nhất.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+