Nguyên nhân viêm xoang ở trẻ em, triệu chứng, biến chứng và điều trị
Viêm xoang ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, cơ địa hay bị dị ứng hay thường xuyên mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng,…. Không được điều trị khỏi dứt điểm lâu ngày dẫn đến viêm xoang.
Bệnh lý này gây đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của các bé. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về viêm xoang ở trẻ em tại đây để chăm sóc tốt sức khỏe cho con nhỏ nhé.
Nguyên nhân viêm xoang ở trẻ em
Nguyên nhân chính gây viêm xoang ở trẻ em là do virus, vi khuẩn Haemophilus influenzae hoặc nấm xâm nhập vào vùng mũi và hầu họng của trẻ em, sau đó lên phía xoang gây viêm xoang.
Ngoài ra, viêm xoang ở trẻ em thường khởi điểm từ các bệnh lý sau:
- Viêm đường hô hấp trên: có triệu chứng ho, ngạt mũi, chảy mũi, sốt nhẹ
- Viêm đường hô hấp trên khác như là viêm VA, viêm mũi
- Hen phế quản: Do phế quản co thắt khiến trẻ khó thở từng cơn
- Trẻ có các bất thường giải phẫu về hốc mũi như là vẹo vách ngăn, quá phát VA vòm, VA vòi,…
Tình trạng kéo dài của bệnh lý trên làm niêm mạc mũi trẻ bị phù nề, lỗ thông mũi xoang bị tắc dẫn đến ứ đọng dịch trong xoang, lâu ngày dẫn đến viêm xoang.
Đặc biệt, viêm xoang sẽ dễ xảy ra ở trẻ có cơ địa yếu, cơ địa dị ứng, đang bị viêm VA, cha mẹ mắc AIDS khi mang thai trẻ em… hoặc sống trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi, người lớn hút thuốc lá nhiều khiến trẻ em bị ngửi khói thuốc lá thụ động.
Triệu chứng viêm mũi xoang trẻ em
Hệ thống xoang của trẻ chưa hoàn thiện ngay từ khi sinh ra. Lúc đó, trẻ chỉ có xoang sàng nằm ở khu vực hốc mũi, giữa 2 bên mắt, phía dưới trán một chút. Khi trẻ lớn lên tầm 3-4 tuổi, xoang hàm xuất hiện. Ở độ tuổi 7-8 tuổi xoang bướm và xoang trán hình thành.
Do kích thước xoang ở trẻ em rất nhỏ nên các triệu chứng viêm xoang không đặc hiệu như ở người lớn. Thêm vào đó, trẻ em còn quá nhỏ để tự mô tả được các triệu chứng của mình gặp phải nên việc khai thác các bệnh sử chẩn đoán sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dưới đây là một số triệu chứng nghi ngờ trẻ bị viêm xoang:
- Bị sốt kéo dài sau một đợt viêm đường hô hấp, viêm họng mà mãi không hết
- Chảy nhiều nước mũi màu xanh đặc hoặc vàng, có mùi hôi ra khỏi mũi và chảy xuống họng dưới gây ho, đau họng làm khó chịu cho trẻ
- Ho nhiều vào ban đêm
- Dễ nôn ói, hơi thở bị ngắn do bị nghẹt mũi, ngủ ngáy, quấy khóc
- Đau đầu, ngủ không ngon giấc, có thể bị phù nề quanh mắt
- Mắt thâm quầng cơ thể bị đờ đẫn
Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh mà viêm xoang ở trẻ em có thể chia làm 3 thể:
- Viêm xoang cấp tính: thời gian bệnh thường kéo dài < 4 tuần
- Viêm xoang bán cấp: thời gian bệnh kéo dài từ 4-8 tuần
- Viêm xoang mạn tính: thời gian bệnh kéo dài ít nhất từ 8-12 tuần dù có được điều trị
>>> Các triệu chứng viêm xoang nặng và những biến chứng nguy hiểm
Biến chứng nguy hiểm của viêm xoang ở trẻ em
Viêm xoang trẻ em nếu không được phát hiện sớm nhằm điều trị kịp thời thì sẽ biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm như:
- Viêm họng mạn tính
- Viêm tai giữa
- Viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn
- Polyp mũi
- Các bệnh viêm về mắt
- Nhiễm trùng huyết
- Giảm thính lực, thị lực
Nếu tình trạng trầm trọng hơn, viêm mũi xoang trẻ em còn có thể biến chứng thành các bệnh đe dọa tính mạng như:
- Viêm màng não, áp xe não, viêm não
- Viêm tắc tĩnh mạch hang, viêm cốt tủy xương
>>> Tìm hiểu thêm về viêm mũi họng trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Cách điều trị viêm xoang cho trẻ em
Như đã trình bày ở trên, bệnh viêm mũi xoang ở trẻ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ, một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bé. Thế nên, việc điều trị viêm xoang cần theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý tự chữa.
Điều trị bằng thuốc
Trường hợp viêm xoang được phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ thường chỉ định điều trị bằng thuốc, dưới đây là một số loại thuốc thường dùng:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm Penicillin, nhóm Macrolid, nhóm Cephalosporin… tùy thuộc vào tình hình thực tế của trẻ.
- Thuốc kháng viêm: Nhóm steroid hoặc nhóm non-steroid tùy vào từng trường hợp cơ địa.
- Thuốc giảm đau: Tuy nhiên các loại thuốc giảm đau thường gây nhiều tác dụng phụ nên việc sử dụng loại thuốc này cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng.
- Thuốc chống nghẹt mũi: Thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc dạng uống chỉ hạn chế ảnh hưởng triệu chứng gây khó chịu tại mũi chứ không có tác dụng để điều trị triệt để bệnh.
Liệu pháp miễn dịch
Cơ chế của liệu pháp này là: bơm tác nhân gây viêm xoang vào cơ thể bé với nồng độ tăng dần để cơ thể hình thành kháng thể.
Kháng thể này trở thành một loại “vacxin” chống lại các tác nhân gây viêm xoang trong tương lai. Liệu pháp này có nhược điểm là cần thời gian để hình thành kháng thể và do có nhiều tác nhân gây ra viêm xoang khác nhau nên cần phải sử dụng nhiều loại liệu pháp miễn dịch, vì vậy quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian ( từ 1 – 3 năm).
>>> Xem thêm: 13 cách điều trị khi bị viêm xoang tại nhà dễ thực hiện
Can thiệp ngoại khoa
Trong một số trường hợp khi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc không khỏi hoặc không thể sử dụng liệu pháp miễn dịch thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mở xoang hàm, xoang bướm.
Các trường hợp viêm xoang ở trẻ em được chỉ định can thiệp phẫu thuật là:
- Trẻ có dấu hiệu viêm xoang mãn tính trên hình ảnh của phim CT Scan
- Tái phát > 6 lần/năm
- Có dấu hiệu chảy máu mũi, mũi không ngửi được mùi, chảy mủ tai, ù, nhức đầu, mủ nhầy ứ đọng hoặc sau thành họng.
- Mũi bị biến dạng về cấu trúc, polyp, VA phì đại,…
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Các bạn có thể trang bị thêm các mẹo sau để rút ngắn thời gian điều trị cho trẻ, giảm những khó chịu do bệnh xoang ảnh hưởng tới các bé. Cụ thể:
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho mũi
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý giúp giảm viêm, sưng ở niêm mạc mũi, đào thải chất dịch nhầy trong mũi khiến mũi dễ chịu và hỗ trợ việc đưa thuốc vào bên trong mũi dễ dàng hơn. Ngoài ra việc này còn giúp bổ sung độ ẩm cho mũi, giảm cảm giác khô rát mũi.
- Xông hơi mũi bằng gừng, sả, tỏi, chanh
Việc xông mũi thực hiện khá đơn giản, phụ huynh chỉ cần đun nước sôi lên, bỏ vài giọt tinh dầu gừng, sả, tỏi, chanh ( hoặc đun sôi các nguyên liệu đó), trùm phần đầu cho trẻ và hướng dẫn trẻ hít từ từ bằng mũi và thở ra bằng miệng trong vòng từ 10 – 15 phút.
- Chườm nóng
Để hạn chế tình trạng này, phụ huynh dùng khăn bông, vắt khô rồi sau đó chườm lên khu vực mũi chữ T của bé. Việc này sẽ giảm đáng kế tình trạng đau nhức cũng như hỗ trợ việc đẩy các dịch nhầy ra khỏi mũi.
- Uống nhiều nước
Chỉ có nước lọc và các loại nước ép, nước không có cafein là được chỉ định uống khi trẻ bị viêm xoang. Đối với cà phê sẽ làm trẻ bị mất nước thêm, làm nghiêm trọng hơn tình hình viêm xoang.
- Nâng đầu cao khi ngủ
Theo tiến sĩ Theo Tiến sĩ Ramesh Govindaraj, Chuyên gia Y tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam:” Để giảm tắc nghẽn mũi, hãy duy trì tư thế nằm ngủ đầu cao hơn tim. Điều này sẽ giảm lưu lượng máu tích tụ trong mũi. Nếu nằm thẳng, bạn sẽ dễ dàng làm chất nhầy trong xoang tích tụ, gây ra hiện tượng tắc nghẽn mũi và có thể gây ra sự gián đoạn giấc ngủ.
Phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em
Để phòng ngừa viêm xoang mũi ở trẻ em, cần kiểm soát các nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus…) bằng các biện pháp:
- Khi trẻ có dấu hiệu bị nghẹt mũi do cảm lạnh hay bị ứng ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị dứt điểm nhằm ngăn chặn viêm nhiễm ở các xoang.
- Không nên tự ý mua các loại thuốc điều trị hoặc ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cảm hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus.
- Tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay nhất là trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Khi ra ngoài cần cho trẻ đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi, các chất gây ô nhiễm.
- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nước biển sâu.
- Sử dụng máy phun sương, tạo ẩm không khí trong nhà để tránh môi trường học tập và vui chơi của trẻ có không khí bị khô, tác động không tốt tới vùng xoang của bé
- Điều trị triệt để bệnh cảm lạnh và viêm mũi ở trẻ, tránh chuyển sang vùng xoang
- Ngoài ra, cần tránh xa các yếu tố gây dị ứng như khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa… hoặc tác nhân dị nguyên khác. Các yếu tố này sẽ tạo điều kiện gây viêm nhiễm vùng xoang, nhất là khói thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động không chỉ là nguyên nhân gây xoang mà còn khiến cho trẻ gặp nhiều các bệnh về đường hô hấp khác cũng như tác động xấu tới phổi của trẻ em.
>>> Để tránh lây nhiễm viêm xoang ở trẻ em, xem ngay bài viết bệnh viêm xoang có lây không và sẽ lây qua đường tiếp xúc nào? để biết cách phòng ngừa
>>> Xem thêm về bệnh viêm xoang trẻ em qua video sau của BS.Phan Thị Thảo – Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
Một số câu hỏi thường gặp về viêm xoang ở trẻ em
Viêm xoang ở trẻ em do virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào?
Viêm xoang do virus hay vi khuẩn đều có triệu chứng giống nhau nên để nhận diện sự khác biệt giữa chúng. Các bác sĩ sẽ dựa vào thời gian của bệnh để xác định nguồn lây nhiễm. Viêm xoang do virus sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày và sau đó sẽ có sự cải thiện. Trong khi đó, đối với vi khuẩn thì thời gian sẽ dài hơn, thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Chữa bệnh viêm xoang ở trẻ em mà không dùng thuốc kháng sinh được không?
Thuốc kháng sinh vốn không có tác dụng với virus. Do đó, nếu con của bạn bị viêm xoang do virus thì sẽ không cần phải dùng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị.
Viêm xoang mũi ở trẻ em có lây không?
Nếu trẻ nhà bạn bị viêm xoang do virus thì bệnh có thể lây qua các đường như hắt hơi, ho hoặc qua đường tiếp xúc như dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, khẩu trang, hoặc virus từ trẻ có thể bám qua tay nắm cửa, nút bấm thang máy,… Gây lây nhiễm bệnh gián tiếp cho người khác. Còn đối với viêm xoang do vi khuẩn, vì các hốc xoang do nhiễm khuẩn hình thành bên trong mũi nên sẽ không lây nhiễm.
Qua bài viết trên cho thấy viêm xoang ở trẻ em gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý trong việc chăm sóc con hằng ngày để sớm phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Nếu bạn đang cần một địa chỉ uy tín để khám và điều trị cho con mình hãy tìm đến Trung Tâm Tai Mũi Họng Trẻ Em được thành lập dựa trên sự thấu hiểu nhu cầu của cha mẹ, Trung Tâm Tai Mũi Họng Trẻ Em trực thuộc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn đã và đang áp dụng các quy trình trong khám bệnh, điều trị các bệnh lý về Tai Mũi Họng ở trẻ em một cách chuyên nghiệp, tận tâm theo tiêu chuẩn JCI của Mỹ. Khi khám viêm xoang ở trẻ em sẽ có điều trị phác đồ viêm xoang tại Trung tâm, chúng tôi cam kết đem lại một dịch vụ y tế an toàn, chăm sóc sức khỏe phù hợp với từng độ tuổi của các cháu.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/