Cách chẩn đoán và điều trị tình trạng gãy xương hàm trên hiệu quả
Gãy xương hàm nói chung và gãy xương hàm trên nói riêng là một chấn thương nguy hiểm. Bạn cần nhận biết được những tổn thương này để tới cơ sở y tế kịp thời để hạn chế những di chứng có thể xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những phương pháp điều trị gãy xương hàm trên hiệu quả hiện nay nhé.
Xương hàm trên là gì?
Xương hàm trên bao gồm hai xương đối xứng tạo thành khối xương tầng mặt giữa thông qua một mặt phẳng dọc chính giữa. Chấn thương ở xương hàm trên thường đi kèm với chấn thương ở xương tầng mặt giữa như xương chính mũi, xương gò má, xương lệ, xương lá mía, xương xoăn dưới…
Xương hàm trên có liên quan chặt chẽ đến vùng hốc mũi, hốc mắt, xoang hàm, nền sọ. Chấn thương tại xương hàm trên ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan về giác quan và sọ não.
Xương hàm trên nằm trong khu vực xương cố định, phía trên được bao phủ bởi nền sọ và xương chính mũi, phía dưới là xương ổ răng, xương hàm dưới, hai bên là xương gò má, cung tiếp xương thái dương. Gãy xương hàm trên xảy ra khi có tác động mạnh và trực tiếp.
Tính chất của xương hàm trên là vùng xương xốp, được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu. Do vậy gãy xương hàm trên gây ra tình trạng chảy máu nhiều, đòi hỏi phải được cấp cứu kịp thời.

Gãy xương hàm trên bao gồm những loại nào?
Gãy xương hàm trên có thể được phân thành hai loại chính. Đó là:
- Gãy một phần: Gãy mỏm lên, gãy bờ dưới xương ổ mắt, lún hố nanh, gãy mỏm,g ãy xương ổ răng…
- Gãy toàn phần: đây là trường hợp nghiêm trọng của gãy xương hàm trên bao gồm: gãy theo hướng dọc và gãy theo hướng ngang.
>>> Xem chi tiết hơn về gãy xương hàm qua bài viết: Gãy hàm có nguy hiểm không? Cách điều trị gãy xương hàm
Triệu chứng của gãy xương hàm trên
Tùy vào vị trí và mức độ gãy, các triệu chứng sau có thể xuất hiện:
Ngoài mặt:
- Sưng nề mặt xung quanh hai bên hốc mắt hoặc vùng môi trên.
- Biến dạng lõm mặt.
- Khi sờ, có cảm giác gián đoạn xương và đau chói.
- Nướu và môi bị bầm tím.
- Hai răng tương ứng vị trí gãy có di động bất thường.
- Cung răng trên bị di lệch toàn bộ.
>>> Cung răng bị lệch dẫn tới xương hàm lệch, xem ngay qua bài viết: Xương hàm mặt bị lệch – Nguyên nhân và cách khắc phục cho từng trường hợp
Mắt:
- Tụ máu kết mạc, tím mắt, mi mắt
- Thị lực bị giảm hoặc mất, mắt di lệch nhãn cầu (mắt dang xa, xếch, lồi, lõm).
- Chảy nước mắt nhiều.
- Chảy máu mũi.
- Tổn thương thần kinh:
- Có thể gây mất ngửi.
- Có thể gây mất thị lực hoặc giảm thị lực.
- Cảm giác tê bì ở môi trên, má, cánh mũi…
- Há miệng khó khăn và đau nhức, không thể ăn nhai được.
- Cảm giác không ăn khớp khi cắn hai hàm lại.

Cách chẩn đoán khi bị gãy xương hàm trên
Chẩn đoán gãy xương hàm trên được chẩn đoán dựa trên:
Gãy xương hàm trên một phần
Khi bị chấn thương hàm mặt trên chỉ một phần, việc chẩn đoán được tiến hành dựa trên các yếu tố sau:
Trường hợp gãy xương hàm trên cành lên:
- Góc trong mắt bị bầm tím, khi sờ đau nhói hoặc có dấu hiệu lõm nhẹ ở vị trí tổn thương.
- Chảy máu mũi.
- Có thể bị chảy nước mắt nhiều do ống lệ bị tắc.
- Đánh giá qua X-quang hoặc CT Scanner mặt nghiêng thấy hình ảnh đường gãy tại vùng cành lên xương hàm trên.
Trường hợp gãy thành trước xoang hàm:
- Chảy máu mũi.
- Bầm tím dưới ổ mắt và có thể gây tê cho phần má chịu tổn thương.
- Đánh giá qua hình ảnh kiểm tra sẽ cho thấy tổn thương ở thành trước xoang.
Trường hợp gãy xương dưới ổ mắt và sàn ổ mắt:
- Chảy máu mũi.
- Mắt lõm, có dấu hiệu song thị.
- Tê bì ở phần má, phía dưới hốc mắt có điểm đau nhói.
- Chụp X-quang hoặc CT Scanner cho thấy hình ảnh tổn thương dưới ổ mắt.
Gãy xương hàm trên toàn phần
Khi bị chấn thương hàm mặt trên toàn phần, bệnh nhân sẽ trải qua các biểu hiện choáng và có thể gặp chấn thương sọ não. Tùy thuộc vào loại gãy xương hàm là dọc hay ngang, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau.
Gãy xương hàm trên dọc:
Triệu chứng lâm sàng:
- Chảy máu mũi và miệng.
- Sai khớp cắn.
- Khi kiểm tra xương, vùng hàm trên di động.
Đánh giá hình ảnh: Sử dụng kỹ thuật chụp X-quang hoặc CT Scanner, hình ảnh Belot hàm trên sẽ cho thấy tổn thương theo dọc giữa hoặc dọc theo xương hàm trên.
Gãy xương hàm trên ngang:
Triệu chứng lâm sàng:
- Gãy Lefort I: Bầm tím môi trên, sai khớp cắn.
- Gãy Lefort II: Mặt sưng, tụ máu ở ổ mắt hai bên, chảy máu tươi từ đường mũi, sai khớp cắn.
- Gãy Lefort III: Mặt phù nề, bầm tím hốc mắt hai bên, tụ máu trong màng tiếp hợp, hiện tượng song thị, có thể cảm nhận được sự di chuyển của các đầu xương bị lệch.

Cách điều trị gãy xương hàm trên hiệu quả
Nguyên tắc điều trị
Trong quá trình điều trị gãy xương hàm trên, các bác sĩ cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Nắn chỉnh xương gãy.
- Cố định xương gãy.
- Ngăn ngừa tối đa các biến chứng có thể có.
- Điều trị phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị có thể kể đến hiện nay là:
- Phẫu thuật treo xương hàm trên.
- Phẫu thuật sử dụng nẹp vít để kết hợp xương hàm
Tiên lượng
Gãy xương hàm, nhất là chấn thương hàm trên, có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những điểm quan trọng về tiên lượng:
- Khi được điều trị sớm nhất có thể và tuân thủ nguyên tắc điều trị, khả năng phục hồi của bệnh nhân sẽ cao.
- Việc điều trị muộn hoặc không tuân thủ nguyên tắc điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây tác động xấu đến chức năng bình thường của cơ thể.
Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
Gãy xương hàm trên có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ và một số chức năng quan trọng của cơ thể. Biến chứng nguy hiểm của gãy xương hàm trên như:
- Di chứng lâu dài do điều trị không đúng cách hoặc không kịp thời, đầy đủ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai, thị giác, khứu giác, và phát âm của bệnh nhân.
- Điều trị đúng và đủ sẽ giúp giảm hoặc loại bỏ các biến chứng sau:
- Sưng đau và chảy máu kéo dài.
- Cal lệch: Có thể gây sai khớp cắn và biến dạng khuôn mặt.
- Nhiễm trùng: Có thể gây viêm xoang hàm, viêm xương, và viêm màng não.
- Tổn thương thần kinh: Có thể gây mất khả năng ngửi, giảm hoặc mất thị lực, rối loạn vận động nhãn cầu, sụp mi mắt, và rối loạn cảm giác.
- Khớp giả.
- Tắc lệ đạo: Gây chảy nước mắt nhiều và nhiễm trùng mắt.
- Di lệch nhãn cầu, thụt mắt, song thị, lõm mắt.

Một số thắc mắc thường gặp về gãy xương hàm trên
Gãy xương hàm trên mất bao lâu để hồi phục?
Thời gian phục hồi sau điều trị gãy xương hàm trên thường phụ thuộc vào mức độ chấn thương, phương pháp điều trị và cơ địa của mỗi bệnh nhân. Thông thường sẽ mất khoảng 8-12 tuần để phục hồi hoàn toàn tổn thương này.
Bên cạnh gãy xương hàm trên, còn có các chấn thương khác liên quan đến hàm không?
Các chấn thương liên quan đến hàm còn bao gồm gãy xương hàm dưới, chấn thương răng, chấn thương niêm mạc miệng, và các chấn thương khác trong vùng khuôn mặt và hàm.
Sau khi điều trị gãy xương hàm trên cần lưu ý điều gì?
Sau điều trị gãy xương hàm trên, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, bao gồm chế độ ăn mềm, không nhai hoặc nhai một bên, chăm sóc vệ sinh miệng cẩn thận, và điều chỉnh theo dõi theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo sự phục hồi tốt.
Trên đây là một số thông tin về cách chẩn đoán cũng như những phương pháp điều trị gãy xương hàm trên mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Nếu không may gặp phải những chấn thương tại vị trí này, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Mọi thắc mắc về xương hàm trên vui lòng liên hệ chúng tôi.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/