Gợi ý 7 cách điều trị sâu răng ở trẻ em an toàn, hiệu quả nhanh chóng
Sâu răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây ra những khó khăn trong việc ăn uống của trẻ. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh đã áp dụng các biện pháp dân gian để giúp bé giảm đau tại nhà, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt nhất, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo các phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em từ các chuyên gia nha khoa.
Bài viết sau đây, dưới sự tham vấn từ BS. Ngô Thị Thanh Lan – Bác sĩ chuyên khoa Nha tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC), sẽ chia sẻ đến bạn những cách điều trị sâu răng ở trẻ em, giúp phụ huynh hiểu rõ về phương pháp điều trị tại nhà và tại phòng khám cũng như chăm sóc răng miệng cho trẻ.
1. Ảnh hưởng của sâu răng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?
Tình trạng sâu răng ở trẻ em rất phổ biến, đặc biệt là do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng chưa được đảm bảo. Răng của trẻ trong giai đoạn phát triển rất nhạy cảm, nhất là với những bé có sở thích ăn đồ ngọt, uống nước có gas hoặc thường xuyên ăn vặt. Đặc biệt, trẻ từ 2 đến 6 tuổi dễ bị sâu răng hơn cả do răng sữa chưa phát triển hoàn thiện và rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Để điều trị sâu răng ở trẻ em hiệu quả nhất, trước hết ba mẹ cần nắm rõ về những ảnh hưởng tồi tệ của sâu răng đối bé:
Tác động đến chức năng ăn nhai
Khi trẻ bị sâu răng, khả năng ăn nhai bị suy giảm đáng kể do răng trở nên nhạy cảm với các thực phẩm nóng, lạnh hoặc có vị cay. Điều này khiến trẻ khó khăn hơn trong việc ăn uống, dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn và khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng suy giảm theo. Lực ăn nhai cũng yếu đi vì men răng đã bị vi khuẩn phá hoại, khiến quá trình ăn uống của trẻ trở nên khó khăn.

Gây cho bé cảm giác khó chịu
Sâu răng không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Một trong những ảnh hưởng rõ rệt là cảm giác khó chịu mà trẻ có thể phải chịu đựng.
Tình trạng này xảy ra khi thức ăn bị mắc kẹt trong các lỗ sâu, dẫn đến cảm giác khó chịu cho trẻ. Sâu răng thường hình thành ở thân răng và bề mặt răng, với dấu hiệu nhận biết là những lỗ tròn lớn dần và có màu tối. Tại những khu vực này, các mảnh vụn thức ăn tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thức ăn đọng lại sẽ bị phân hủy không chỉ gây ra cảm giác không thoải mái, mùi hôi miệng mà còn làm trẻ cảm thấy vướng víu, khiến bé có xu hướng đưa tay vào miệng để lấy ra và có thể gây tổn thương cho nướu và lợi.
Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn
Nếu không được điều trị sâu răng ở trẻ em kịp thời, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến những cơn đau buốt khi vi khuẩn đã tấn công vào tủy răng và gây viêm nặng. Trong trường hợp xấu, răng có thể bị hỏng hoàn toàn và cần phải nhổ bỏ, ảnh hưởng lâu dài đến quá trình phát triển răng của trẻ.
7 Cách điều trị sâu răng ở trẻ em an toàn hiệu quả tại nhà
Khi trẻ bị sâu răng, việc điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng về sau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em tại nhà mà ba mẹ có thể áp dụng:
1. Chườm lạnh
Đây là phương pháp đơn giản giúp giảm đau tạm thời. Nước đá có tác dụng làm tê dây thần kinh khu vực xung quanh răng, giúp trẻ bớt khó chịu và đau đáng kể. Để thực hiện, Bạn có thể dùng túi đá nhỏ đặt lên vùng bị đau cho trẻ trong khoảng 10-15 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tối đa.

2. Nước muối sinh lý
Nước muối là một phương pháp đơn giản và hiệu quả trong việc điều trị sâu răng ở trẻ em tại nhà. Theo nhiều nghiên cứu, muối có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau đáng kể. Khi trẻ gặp vấn đề về sâu răng, bạn có thể hòa tan muối với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 và cho trẻ súc miệng 2-3 lần mỗi ngày để làm sạch khoang miệng và giảm đau hiệu quả.

3. Dùng đinh hương
Đinh hương là một nguyên liệu từ thiên nhiên và được biết đến rộng rãi với đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, và khả năng chống viêm, oxy hiệu quả, giúp giảm đau và điều trị sâu răng ở trẻ em.
Đinh hương chứa eugenol – một hợp chất gây tê tự nhiên, vì vậy để giúp bé giảm cảm giác đau răng. Cha mẹ có thể thấm một ít tinh dầu đinh hương lên bông gòn, sau đó đặt lên vùng răng bị ảnh hưởng. Phương pháp này không chỉ giảm đau nhanh chóng mà còn đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngay cả khi trẻ nuốt phải tinh dầu, phụ huynh không cần quá lo lắng vì nó hoàn toàn không gây hại.

4. Dùng lá ổi non
Trong lá ổi chứa các thành phần như tanin, vitamin C và phosphoric,… giúp kháng viêm và giảm triệu chứng đau nhức răng do sâu răng gây ra.
Để thực hiện, mẹ cần ngâm lá ổi non trong nước muối khoảng 5-10 phút, sau đó xay nhuyễn lá và đắp bã lên vùng răng bị đau trong 5 phút. Cuối cùng, súc miệng lại với nước sạch. Phương pháp này nên áp dụng 3-4 lần mỗi ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả.

5. Sử dụng lá bạc hà
Lá trà xanh không chỉ giàu chất chống oxy hóa mà còn có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, từ đó hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị sâu răng ở trẻ em.
Phụ huynh có thể sử dụng lá bạc hà khô, đun sôi trong nước khoảng 20 phút, sau đó để nguội và cho bé súc miệng hàng ngày. Ngoài ra, nếu phụ huynh sử dụng túi trà, phụ huynh có thể ngâm túi trà với nước nóng và chườm lên vị trí răng đau của trẻ để giảm cảm giác khó chịu đó.
Ba mẹ có thể thay thế bạc hà khô bằng tính dầu bạc hà, nếu trẻ không thích bạc hà khô nhé!

6. Sử dụng gel nha đam
Một trong những phương pháp giảm đau hiệu quả là sử gel lô hội (gel nha đam). Đây là phương pháp điều trị sâu răng được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao bởi độ an toàn và hiệu quả của nó.
Gel lô hội, với đặc tính kháng khuẩn và làm dịu, có thể được áp dụng trực tiếp lên vùng nướu và răng bị tổn thương để giảm sưng tấy và đau đớn. Sau khi thoa, ba mẹ hãy nhẹ nhàng massage khu vực này để cơn đau của bé dần thuyên giảm.

7. Sử dụng các thực phẩm có tính kháng sinh
Sử dụng các thực phẩm từ thiên nhiên có tính kháng sinh trong điều trị sâu răng ở trẻ em là một giải pháp được nhiều phụ huynh biết đến. Tuy nhiên, hiệu quả của những biện pháp này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vì mỗi loại thảo dược có tác dụng khác nhau tùy vào cơ địa của trẻ và mức độ sâu răng. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cho trẻ nhé:
- Gừng tươi: Với đặc tính kháng viêm, gừng tươi có thể giúp giảm đau cho những trường hợp sâu răng mức độ nhẹ. Ba mẹ có thể thực hiện bằng cách giã nát gừng và đắp lên chỗ răng sâu.
- Tỏi: Là một loại kháng sinh tự nhiên, tỏi giã nát có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong răng sâu. Tương tự như gừng, ba mẹ chỉ cần đập nát rồi đắp vào chỗ sâu răng cho trẻ.
- Nước cốt chanh: Tính kháng khuẩn của chanh giúp làm sạch vùng răng bị sâu, nhưng không nên lạm dụng do chanh chứa axit có thể làm mòn men răng.

Đối với những trường hợp sâu răng nặng hoặc đã hở tủy, cha mẹ cần tránh áp dụng các mẹo này để không làm tình trạng tồi tệ hơn, gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Lưu ý: Các biện pháp dân gian thường chỉ giúp giảm đau và kiểm soát tạm thời các triệu chứng sâu răng ở trẻ. Tuy nhiên, chúng không phải là phương pháp điều trị triệt để và không nên sử dụng lâu dài. Để điều trị triệt để sâu răng ở trẻ em, cha mẹ cần đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên môn thăm khám kỹ lưỡng. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em hiệu quả và an toàn nhất.
Cách điều trị sâu răng ở trẻ em tại nha khoa
Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Dựa vào tình trạng cụ thể của răng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.
Tái khoáng hóa men răng
Theo BS. Ngô Thị Thanh Lan – Bác sĩ chuyên khoa Nha tại SIGC chia sẻ đây là giải pháp lý tưởng mà bác sĩ thường áp dụng cho những trường hợp tình trạng sâu răng của trẻ em mới chỉ ở giai đoạn khởi phát. Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch chứa các khoáng chất như calcium và phosphate để tái tạo men răng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Phương pháp này nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho trẻ, giúp bảo vệ răng hiệu quả.

Phương pháp trám răng
Tại khoa Nha – SIGC, trám răng là cũng một phương pháp phổ biến được các bác sĩ thực hiện để khắc phục và điều trị sâu răng ở trẻ em. Quá trình này bao gồm việc loại bỏ phần răng bị tổn thương và sử dụng vật liệu chuyên dụng như composite để trám và phục hồi lại hình dạng ban đầu của răng, đồng thời bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại tiếp theo.

Điều trị tuỷ
Khi trẻ bị sâu răng nghiêm trọng, đặc biệt là do viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng răng đau và khoan một lỗ nhỏ vào buồng tủy, tạo điều kiện cho việc lấy sạch phần tủy bị viêm. Sau khi quá trình này hoàn tất, vùng răng sẽ được trám lại nhằm khôi phục khả năng ăn nhai bình thường cho trẻ.

Tại Hệ thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn, chi phí điều trị sâu răng ở trẻ em và trám răng sẽ phù hợp với từng trường hợp cụ thể, giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ được bảo vệ tốt nhất. Bác sĩ Ngô Thị Thanh Lan tại SIGC chia sẻ rằng việc điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ giúp trẻ tránh được các biến chứng răng miệng về sau.
Đừng ngần ngại, liên hệ ngay SIGC qua số hotline (028) 38 213 456 để được đội ngũ nha sĩ hỗ trợ và tư vấn chi tiết về tình trạng răng của em bé nhà mình ba mẹ nhé!
Các cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp quá trình điều trị sâu răng ở trẻ em có hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo một số cách ngăn ngừa tình trạng sâu răng cho trẻ em như sau:
- Ba mẹ nên xây dựng cho trẻ thói quen chăm sóc răng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa. Hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng hai phút. Việc vệ sinh những chiếc răng sữa không tốt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Bởi vì vi khuẩn từ răng sữa có thể lây lan sang răng vĩnh viễn khi chúng chuẩn bị mọc bên dưới.
- Cha mẹ cần lựa chọn bàn chải phù hợp với kích cỡ miệng trẻ, để việc chải răng trở nên thoải mái và hiệu quả. Khi trẻ đủ lớn để tự mình chải răng, phụ huynh vẫn nên giám sát thói quen này cho đến khi trẻ khoảng 7 tuổi.
- Nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride đúng lượng, phù hợp với trẻ em.
- Sử dụng chỉ nha khoa sẽ hỗ trợ loại bỏ mảng bám giữa các kẽ răng, giúp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
- Ba mẹ nên khuyến khích trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn
- Nên duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và hạn chế hình thành mảng bám.
- Hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây và các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vì chúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp chuyển nước bọt thành chất khoáng giúp làm sạch răng miệng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Điều trị sâu răng ở trẻ em tại Trung Tâm Nha Khoa – SIGC
Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) là một trong những nơi điều trị sâu răng ở trẻ em uy tín và chất lượng, được nhiều phụ huynh tin tưởng. Nhờ vào đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị tiên tiến, hệ thống này luôn đảm bảo mang đến quy trình điều trị an toàn, hiệu quả. Phòng khám cam kết không chỉ tập trung vào việc khắc phục tình trạng sâu răng mà còn chú trọng đến việc duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài cho trẻ. Đặc biệt, với môi trường thân thiện, trẻ em sẽ cảm thấy thoải mái và ít lo lắng hơn khi thăm khám và điều trị.

Đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm
- Các bác sĩ có khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng sâu răng của trẻ em, từ đó đưa ra phương án điều trị sâu răng ở trẻ em phù hợp nhất với từng độ tuổi và tình trạng răng miệng cụ thể.
- Đảm bảo giữ gìn tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng cho trẻ, đồng thời tạo ra kế hoạch điều trị không gây đau đớn, giúp trẻ cảm thấy an tâm trong suốt quá trình.
Hệ thống trang thiết bị tiên tiến
- Các máy móc y tế hiện đại giúp bác sĩ xác định đúng mức độ sâu răng và các vấn đề liên quan khác. Điều này giúp thiết lập một quy trình điều trị hiệu quả, đảm bảo răng miệng của trẻ được chăm sóc toàn diện.
- Thiết bị tại nha khoa được tiệt trùng kỹ càng, đảm bảo an toàn tối đa và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Minh bạch về nguồn gốc vật liệu và bảo mật thông tin
- Tất cả các sản phẩm sử dụng trong quá trình điều trị sâu răng ở trẻ em đều có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Hồ sơ của khách hàng luôn được lưu trữ an toàn, bảo mật, giúp phụ huynh dễ dàng tra cứu và theo dõi quá trình điều trị cho trẻ.
Những câu hỏi thường gặp về điều trị sâu răng ở trẻ em
Khi nào nên đưa trẻ đi khám để điều trị sâu răng?
Phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa khi phát hiện các dấu hiệu sâu răng như răng bị ố vàng, xuất hiện đốm đen, hoặc trẻ than phiền về đau nhức. Khám răng định kỳ 6 tháng/lần cũng là cách tốt để phát hiện sâu răng sớm và điều trị kịp thời, giúp tránh các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
Điều trị sâu răng ở trẻ em có đau không?
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ thường sử dụng các biện pháp giảm đau như gây tê cục bộ để hạn chế cảm giác khó chịu cho trẻ. Các phương pháp điều trị hiện đại cũng được thiết kế nhằm giảm thiểu đau đớn tối đa. Phụ huynh có thể yên tâm rằng hầu hết trẻ em đều cảm thấy thoải mái và an toàn trong suốt quá trình điều trị.
Có cần phải nhổ răng nếu trẻ bị sâu răng nặng?
Trong một số trường hợp sâu răng quá nghiêm trọng và không thể chữa trị, nhổ răng có thể là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ luôn cố gắng bảo tồn răng cho trẻ bằng các phương pháp như hàn răng, trám răng hoặc điều trị tủy trước khi đưa ra quyết định nhổ. Phụ huynh nên trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng cụ thể của con mình.
Điều trị sâu răng có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ không?
Việc điều trị sâu răng ở răng sữa không gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng vĩnh viễn, mà ngược lại, giúp bảo vệ răng vĩnh viễn của trẻ. Nếu răng sữa bị sâu và không được điều trị, vi khuẩn có thể lan sang nướu và ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn đang phát triển, dẫn đến các bệnh về răng miệng về sau.
Hy vọng rằng những chia sẻ về phương pháp điều trị sâu răng cho trẻ em ở bên trên sẽ hữu ích và giúp bạn trong quá trình điều trị, chăm sóc răng sâu của trẻ. Nếu phụ huynh cần tư vấn cụ thể về các phương pháp điều trị này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được đội ngũ nha sĩ hỗ trợ và đặt lịch khám ngay. Các bác sĩ chuyên nghiệp luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho tình trạng răng miệng của con bạn.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/