Nốt trắng trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh nào? Cách điều trị
Nổi nốt trắng trong khoang miệng là tình trạng khá thường gặp ở trẻ em, tuy không phải là một hiện tượng nguy hiểm nhưng gây rất nhiều phiền toái cho chức năng ăn uống và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy phương pháp nào để điều trị dứt điểm nốt trắng trong khoang miệng?
Nổi nốt trắng trong khoang miệng là gì?
Nổi nốt trắng trong khoang miệng (hay còn gọi là mụn trắng) là hiện tượng xuất hiện nốt trắng, mụn nước ở vùng nướu, lưỡi, phía mặt trong má, mặt trong môi, niêm mạc miệng. Hiện tượng này có thể gây khó chịu, đau đớn, khiến bệnh nhân gặp tình trạng khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt, đặc biệt là lúc ăn.
Nổi nốt trắng ở miệng gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn, đặc biệt là các bé từ 6 tháng – 3 tuổi.
Nổi nốt trắng trong khoang miệng có thể là bệnh bạch sản mụn cóc tăng sinh (PVL): PVL có thể trông giống như những mảng trắng nhỏ trong miệng bạn. Các mảng này có thể phát triển trên lưỡi, nướu, mô mềm giữa môi và nướu và mô lót bên trong má. Các mảng PVL có thể phát triển rất nhanh và có thể hình thành các cục hoặc vết sưng nhỏ.
>>> Tìm hiểu thêm: Giải thích nguyên nhân bị viêm khoang miệng và cách điều trị

Nổi nốt trắng trong khoang miệng trẻ em có nguy hiểm không?
Nổi nốt trắng trong khoang miệng là bệnh thường gặp ở trẻ và khá lành tính, ít gây nguy hiểm đối với các bé. và tương đối dễ điều trị khi phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không để ý, các nốt trắng sẽ lây lan nhanh xuống thanh quản, họng, hệ tiêu hóa… ảnh hưởng rất lớn tới chức năng ăn uống, tiêu hóa của trẻ khiến bé bỏ bữa, sụt cân…
>>> Tìm hiểu ngay về tiêu hóa ở khoang miệng qua bài viết: Các hoạt động tiêu hoá ở khoang miệng – Cách phòng tránh và điều trị các vấn đề tiêu hóa ở khoang miệng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi nốt trắng trong khoang miệng
- Cặn sữa mẹ đọng lại cũng khiến trẻ sơ sinh bị nổi nốt trắng trong khoang miệng.
- Hệ quả của việc lạm dụng kháng sinh khiến lợi khuẩn bên trong cơ thể bị rối loạn, từ đó sinh ra tình trạng nổi nốt trắng.
- Do nhiễm trùng nấm Candida Albicans (nấm men) gây ra. Khi nấm men xuất hiện ở vùng miệng thì sẽ gây ra nổi mụn trắng.
- Không vệ sinh sạch sẽ răng miệng khiến các loại vi khuẩn trong khoang miệng có điều kiện phát triển, sinh sôi, gây viêm nhiễm, từ đó tạo ra nốt trắng.
- Khi người mẹ đang cho con bú sử dụng nhiều kháng sinh, kháng viêm, cơ thể bị stress … khiến sức đề kháng bị giảm sút thì bản thân người mẹ cũng dễ bị nổi nốt trắng trong khoang miệng và lây qua cho bé.
>>> Nhiễm nấm cũng có thể gây đau rát khoang miệng trên, xem bài viết sau để biết thêm chi tiết: Bị đau rát khoang miệng trên – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dấu hiệu khi nổi nốt trắng trong khoang miệng
- Xuất hiện nốt trắng ở nướu, lưỡi, mặt trong má, mặt trong môi, niêm mạc miệng
- Một số trường hợp có xuất hiện cả mụn nước dễ vỡ.
- Xuất hiện gây ra những vết loét nhỏ, gây khó chịu trong miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các vết loét này sẽ lan xuống thanh quản, cổ họng…
>>> Đọc thêm về tình trạng nốt trắng trong khoang miệng qua tài liệu sau
Nguồn: Dent. J. 2019, 7, 15; doi:10.3390/dj7010015
Các bệnh lý liên quan đến tình trạng nốt trắng trong khoang miệng
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng (hay loét miệng) là một trong những bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng nổi nốt trắng trong khoang miệng. Nhiệt miệng xuất hiện bên trong khoang miệng và làm nổi mụn trắng (hoặc có màu vàng) và có viền bao đỏ xung quanh.
Khác với các trường hợp gây nổi nốt trắng khác, nguyên nhân do loét miệng thường gây đau đớn hơn. Tuy vậy, hầu hết các vết loét có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần.
Để hạn chế và ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Tránh ăn những đồ ăn quá mặn, trái cây có vị chua mạnh, đồ cay nóng vì dễ gây gây kích ứng miệng
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách, ưu tiên sử dụng chỉ nha khoa.
>>> Nhiệt miệng là một trong những nguyên nhân làm nổi mụn nước trong khoang miệng, tìm hiểu về nổi mụn nước khoang miệng qua bài viết: Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở khoang miệng, cách xử lý
Viêm họng hạt
Nổi mụn trắng trong khoang miệng cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm họng hạt khi bị tấn công bởi vi khuẩn. Trong miệng bệnh nhân xuất hiện các nốt nhỏ đỏ ở vòm miệng và nổi nốt trắng trong khoang miệng, từ đó gây ra ngứa ngáy khó chịu khu vực họng và khoang miệng khiến người bệnh dễ ho và muốn khạc nhổ liên tục.
Ung thư miệng
Nổi nốt trắng trong khoang miệng cũng là dấu hiệu của dấu hiệu ung thư miệng tuy tỉ lệ mắc rất thấp. Khi xuất hiện nốt trắng kèm theo các triệu chứng:
- Có khối u trong miệng tại lợi hàm hoặc niêm mạc má, kích thước cỡ bằng một hạt cơm.
- Vết thương khó lành trước 2 tuần nếu chẳng may khoang miệng bị tổn thương.
- Niêm mạc miệng xuất hiện các polyp dạng cứng, không gây đau.
- Niêm mạc bị đỏ, gây rát miệng và khó lành.
Người bệnh cần tới các cơ sở y tế có chuyên môn nhằm thăm khám và điều trị kịp thời, khi ung thư ngay ở giai đoạn sớm, tăng khả năng chữa khỏi và sống sót.
>>> Nổi nốt trắng khoang miệng có thể là dấu hiệu ung thư miệng, xem ngay về ung thư miệng qua video sau
Khi nào bạn nên đi khám khoang miệng?
Tình trạng nổi nốt trắng trong khoang miệng có thể tự hết sau 1 – 2 tuần khi kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Nếu hiện tượng không thuyên giảm sau 2 tuần và có dấu hiệu viêm loét nặng hơn thì người bệnh cần đi khám khoang miệng, vì có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như ung thư miệng.

Khi đến các cơ sở chuyên khoa y tế, người bệnh sẽ được điều trị theo các phương pháp:
- Điều trị bằng thuốc: Nếu tình trạng nổi nốt trắng trong khoang miệng ở mức độ tương đối nhẹ, người bệnh chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc kháng viêm, kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc kháng vi khuẩn cần phải được xem xét kỹ, tránh những tác động xấu cho sức khỏe người bệnh sau này.
- Điều trị bằng liệu pháp DHA (nhiệt điện trường DNA): Đây là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng được phát ra với bước sóng siêu ngắn để tác động trực tiếp lên nốt trắng. Nhiệt điện trường DNA vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa giúp nâng cao hệ miễn dịch, tránh bệnh tái phát ở vị trí đã được chiếu sóng DNA.
Cách điều trị tình trạng nổi nốt trắng trong khoang miệng tại nhà
- Súc miệng bằng giấm táo: đây là một trong những cách chữa nổi mụn trắng trong khoang miệng khá dễ thực hiện và giúp đẩy nhanh việc chữa trị. Người bệnh pha giấm vào nước ấm với tỷ lệ 1:1. Sau đó súc miệng đều đặn 3 – 5 lần / ngày.
- Dùng sữa chua: Lợi khuẩn trong sữa chua có khả năng diệt khuẩn, bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, từ đó đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, loại bỏ nốt trắng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
- Giặt sạch sẽ quần áo và vệ sinh vật dụng cá nhân.
- Người bệnh sẽ ăn những loại thực phẩm ở dạng lỏng, có tính mát để không cảm thấy khó chịu khi nuốt.
- Trong quá trình điều trị, tuyệt đối kiêng thực phẩm cứng, quá mặn hoặc quá nóng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng mụn trắng làm đau rát và khiến các vết loét sẽ viêm nhiễm nhiều hơn, rất khó lành.

Cách phòng ngừa bệnh nổi nốt trắng trong khoang miệng hiệu quả
- Vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày, nếu có điều kiện thì dùng chỉ nha khoa để làm sạch hơn các vị trí mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới. Kết hợp với súc miệng bằng nước muối sẽ giúp làm sạch vi khuẩn trong cổ họng và khoang miệng.
- Hạn chế ăn uống đồ nhiều dầu mỡ đồ cay nóng, thực phẩm, trái cây có vị chua mạnh để hạn chế sự nghiêm trọng của tình trạng nổi nốt trắng trong khoang miệng.
- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 – 12 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là bệnh lý nguy hiểm như ung thư miệng.
Một số thắc mắc về tình trạng nổi nốt trắng trong khoang miệng
Nổi nốt trắng trong khoang miệng có nguy hiểm không?
Đây là tình trạng bệnh lý không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người mắc do ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ăn uống của bệnh nhân. Vì vậy, việc điều trị hết triệu chứng nhanh chóng rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sống của người bệnh.
Có thể điều trị nổi mụn trắng tại nhà được không?
Nổi mụn trắng trong khoang miệng không phải là tình trạng bệnh lý khó giải quyết, thường việc điều trị tại nhà có thể dứt điểm vấn đề này. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nổi nốt trắng kéo dài trên 2 tuần thì người bệnh cần phải tới cơ sở y tế có chuyên môn nhằm thăm khám và điều trị theo phác đồ phù hợp, tránh trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm.
Địa chỉ thăm khám nổi nốt trắng trong khoang miệng uy tín tại TPHCM
Nếu gặp phải những biểu hiện bất thường khi bị nổi nốt trắng trong khoang miệng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn là một trong những cơ sở y tế có khả năng phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý vùng khoang miệng.
Qua bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý nổi nốt trắng trong khoang miệng. Nếu gặp những dấu hiệu bất thường bạn hãy tìm đến cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn, chúng tôi có:
- Đội ngũ bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, được tu nghiệp nâng cao trình độ ở Đức, Nhật cùng với đội ngũ điều dưỡng, dược sĩ chuyên môn cao và tận tâm.
- Hệ thống máy móc xét nghiệm đạt chuẩn ISO, máy móc hiện đại hỗ trợ quá trình chẩn đoán với tỷ lệ chính xác cao như hệ thống chụp X-Quang kỹ thuật số, hệ thống nội soi, siêu âm, chụp CT SCan, MRI…
Với kinh nghiệm 17 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn tự hào đã thăm khám và điều trị hơn 1,7 triệu lượt bệnh nhân và gần 43.000 ca phẫu thuật thành công, góp phần vào việc đem lại sức khỏe và hạnh phúc cho bệnh nhân ở Tp.HCM và các tỉnh lân cận.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/