Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc điều trị viêm tai giữa người lớn
Viêm tai giữa người lớn tuy ít gây nguy hiểm hơn so với viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về sau đối với sức khỏe của bạn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm tai giữa ở người lớn và cách điều trị hiệu quả.
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi vì cấu trúc tai các bé chưa phát triển hoàn hảo và hệ miễn dịch chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài.
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa của người bệnh (khu vực ở ngay phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng, có hiện tượng bị sưng lên, đau, chảy dịch, cơ thể bị sốt nên gây khó chịu cho người bệnh.
Phân loại viêm tai giữa
Viêm tai giữa người lớn được chia ra làm ba loại chính:
- Viêm tai giữa cấp tính: là chức năng của vòi nhĩ của tai bị rối loạn do nhiễm trùng đường hô hấp gây nên.
- Viêm tai giữa mãn tính: là tình trạng viêm tai kéo dài, có dịch hoặc mủ. Khi để lâu bệnh này có thể dẫn đến thủng màng nhĩ.
- Viêm tai giữa ứ dịch: lớp niêm mạc của tai bị viêm nhiễm gây ra hiện tượng chảy dịch. Phần dịch này bị ứ lại phía sau màng tai tạo thành chất nhầy và có độ keo dính.
Khi nào viêm tai giữa xuất hiện ở người lớn
Viêm tai giữa người lớn xuất hiện khi:
- Khi có các bệnh lý như: Viêm VA, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang hoặc đôi khi có các khối u lành hoặc ác tính ở vòm mũi họng.
- Có các yếu tố nguy cơ gây ra viêm tai giữa như: VA bị phì đại, u xơ vùng vòm mũi họng… từ đó gây chèn ép và làm tắc vòi nhĩ cơ học.
- Viêm nhiễm làm sưng lớp niêm mạc.
- Đường hô hấp trên bị nhiễm trùng, dị ứng và rối loạn chức năng lông chuyển.
- Thay đổi đột ngột áp lực như khi đi máy bay hoặc lặn hụp sâu…
Tai giữa nối với cổ họng bằng một ống gọi là ống eustachian. Cảm lạnh, dị ứng hoặc bất kỳ yếu tố trên có thể gây kích ứng ống, khiến khu vực xung quanh ống sưng lên. Điều này có thể ngăn chất dịch chảy ra từ tai giữa. Chất dịch tích tụ phía sau màng nhĩ. Vi khuẩn và vi rút phát triển và gây nhiễm trùng tai giữa.
Dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm tai giữa ở người lớn
Ở người lớn, triệu chứng viêm tai giữa dễ gặp nhất đó là cảm thấy đau tai, đôi khi kèm theo nhói tai. Đôi khi bệnh nhân có thể bị đau lan lên cả phần đầu khiến cho tai bị tê cứng, có cảm giác sưng và nóng. Ngoài ra cũng sẽ thấy tai bị ù, sức nghe bị giảm sút, nghe không rõ và hay thấy trong tai có cảm giác ọc ọc như có nước.
Dịch, mủ ở tai chảy ra bên ngoài theo từng đợt. Nhất là khi thời tiết thay đổi hay chuyển mùa, hiện tượng chảy dịch này sẽ xuất hiện nhiều hơn. Thông thường phần dịch mủ này có màu vàng và mùi rất hôi rất khó chịu.
Khi thấy tai có dịch mủ, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được thăm khám, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.
Loại thuốc điều trị viêm tai giữa ở người lớn an toàn bác sĩ khuyên dùng
Ciprodex
- Ciprodex là loại thuốc trị viêm tai giữa dành cho cả người lớn và trẻ em. Vốn chứa kháng sinh nên Ciprodex có tác dụng phòng ngừa, điều trị những bệnh nhiễm trùng tai do các loại vi khuẩn gây ra.
Công dụng:
- Giảm bớt tình trạng chảy nước vàng, viêm tai chảy mủ.
- Ức chế các loại mầm bệnh và vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng tai.
- Các triệu chứng như ù tai, đau nhức được cải thiện.
Một số tác dụng không mong muốn cả Ciprodex như:
- Xuất hiện các phản ứng quá mẫn điển hình như phát ban, ngứa, khó chịu ở da trên tai.
- Nếu tình trạng nhiễm trùng không được cải thiện sau một tuần điều trị, ngừng sử dụng và tiến hành điều trị thay thế.
- Chảy nước tai liên tục hoặc tái phát: nếu tình trạng chảy dịch tai kéo dài sau một đợt điều trị đầy đủ, hoặc nếu hai đợt chảy dịch tai trở lên xảy ra trong vòng sáu tháng, thì nên đánh giá thêm để loại trừ một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như cholesteatoma, dị vật hoặc có khối u.
- Ciprodex được lưu ý không sử dụng cho đối tượng bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với ciprofloxacin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc này.
- Chống chỉ định sử dụng sản phẩm này trong trường hợp nhiễm virus ở ống ngoài, bao gồm nhiễm herpes simplex và nhiễm nấm tai.
Hydrocortisone
- Hydrocortison là loại thuốc có chứa kháng sinh có tác dụng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng viêm tai giữa gây ra.
Công dụng:
- Ngăn vi khuẩn gây nhiễm trùng tai giữa phát triển.
- Điều trị viêm tai giữa chảy mủ.
- Ngăn các loại vi khuẩn tấn công lên não bộ.
- Khi sử dụng Hydrocortison, người bệnh có thể có những tác dụng không mong muốn như sưng mặt, khó thở, phát ban khắp cơ thể. Nếu gặp phải những triệu chứng này, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Hydrocortison được lưu ý không sử dụng cho những bệnh nhân bị vỡ ống tai. Tuy nhiên, đối với viêm tai giữa do herpes và virus do thủy đậu gây ra thì Hydrocortison không mang lại tác dụng.
Ciprofloxacin 0.3%
- Ciprofloxacin 0.3% là một loại kháng sinh bán tổng hợp, thuộc nhóm fluoroquinolon, có phổ kháng khuẩn rộng, được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn tai: viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa có mủ mạn tính và phòng ngừa trong phẫu thuật tai như phẫu thuật xương chũm.
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa có chảy mủ.
- Sử dụng cho người vừa phẫu thuật vùng xương chũm để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công tai giữa.
- Khi sử dụng Ciprofloxacin 0.3% nếu người bệnh gặp những tác dụng không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, đi ngoài…nên ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
- Ciprofloxacin 0.3% được lưu ý không sử dụng cho người mẫn cảm với Quinolon, Ciprofloxacin và các thành phần của thuốc.
Ofloxacin Otic
- Ofloxacin Otic là thuốc kháng sinh, có thể dùng cho người bệnh từ 1 tuổi trở lên. Thành phần Quinolone, Ofloxacin Otic và các tá dược vừa đủ.
- Công dụng:
- Ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm tai giữa
- Giảm thiểu dần các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Loại bỏ nhiễm trùng trong tai.
- Khi sử dụng Ofloxacin Otic, nếu người bệnh gặp các tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phát ban hoặc nổi mẩn đỏ, tim đập nhanh, chảy dịch hoặc mủ trong tai nên ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với các bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
- Ofloxacin Otic được lưu ý không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc trong trường hợp viêm tai giữa do virus tấn công.
Otosan
- Otosan với thành phần từ thảo dược thiên nhiên như tinh dầu hạnh nhân, tinh dầu lưu ly, dầu lý chua đen, tinh dầu cây tùng, tinh dầu hoa phong lữ, tinh dầu đinh hương, chiết xuất keo ong được đánh giá là khá an toàn đối với người sử dụng.
Công dụng:
- Giúp tai luôn sạch sẽ, ngăn các vi khuẩn không thể xâm nhập vào trong tai.
- Ráy tai được đẩy ra bên ngoài, phần ống tai được làm sạch.
- Bảo vệ lớp niêm mạc và những bộ phận ở trong tai, thuyên giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
- Hệ vi sinh vật tự nhiên ở tai được cân bằng.
- Otosan được đánh giá khá lành tính, không gây tác dụng phụ, gần như phù hợp với tất cả mọi người và có thể sử dụng trong thời gian kéo dài.
- Otosan được lưu ý không dùng cho người bị dị ứng với một trong số những thành phần của thuốc.
Earex Plus
- Earex Plus có chứa Choline Salicylate, một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và Glycerin dùng được cho trẻ hơn 2 tuổi và người trưởng thành bị viêm tai giữa.
Công dụng:
- Phòng chống viêm tai, ráy tai được đẩy ra ngoài giúp cho tai luôn được sạch sẽ.
- Giảm thiểu những triệu chứng do viêm tai giữa gây ra.
- Dưỡng ẩm và bảo vệ tai trở nên khỏe mạnh hơn.
- Khi sử dụng Earex Plus, nếu người bệnh gặp các tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, sưng tai…nên ngưng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Earex Plus được lưu ý không dùng cho người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Betnesol-N
- Betnesol-N thuộc nhóm thuốc kháng sinh có chứa Steroid, có chứa Neomycin Sulphate – là một hoạt chất ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển.
- Công dụng:
- Chống viêm nhiễm, giảm ngứa, đau nhức.
- Ngăn ngừa việc vi khuẩn phát triển.
- Hạn chế tình trạng viêm và nhiễm trùng tai.
- Khi sử dụng Betnesol-N, nếu người bệnh gặp các tác dụng không mong muốn như ngứa rát, mất vị giác, viêm da… nên ngưng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Betnesol-N được lưu ý không dùng cho người có cơ địa yếu, miễn dịch kém và dễ bị kích ứng da.
Otofa
- Otofa là thuốc có thành phần chính là Rifamycin, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Công dụng:
- Điều trị tại chỗ các dạng viêm tai giữa có mủ ở người lớn.
- Hạn chế tình trạng tắc dịch ở hốc tai của người bệnh viêm tai giữa.
- Tiêu diệt chủng vi khuẩn gram dương và gram âm nhạy cảm.
- Khi sử dụng Otofa, nếu người bệnh gặp các tác dụng không mong muốn như ngứa, nổi mẩn, đau đầu… nên tạm ngưng sử dụng thuốc, sau đó liên hệ ngay với các bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Lưu ý Otofa không dùng cho người có bị nhiễm trùng tai nặng, bị thủng màng nhĩ hoặc người bị dị ứng với Rifamycin.
>>> Tìm hiểu về các loại thuốc kháng sinh cho viêm tai giữa
Nguồn: MSD Manual
Hướng dẫn sử dụng đúng cách thuốc trị viêm tai giữa người lớn
Khi dùng thuốc trị viêm tai giữa cho trẻ hoặc một người khác, hãy luôn đảm bảo tuân thủ nhỏ thuốc vào tai đúng cách và an toàn. Nếu bạn gặp khó khăn với việc tự sử dụng cho mình, hãy nhờ bạn bè hay người thân hỗ trợ theo các bước sau:
- Chuẩn bị thuốc và dụng cụ để lau khi thuốc chảy ra khỏi tai.
- Rửa tay sạch với xà phòng.
- Giữ chai thuốc trong lòng bàn tay 1–2 phút để làm ấm dung dịch. Điều này có thể giúp tai dễ chịu hơn so với việc nhỏ thuốc lạnh vào tai.
- Đặt nắp chai trên một bề mặt sạch, khô thoáng và cố định.
- Đối với chai thuốc có kèm theo ống nhỏ giọt, hãy luôn đảm bảo ống nhỏ sạch sẽ, không bị nứt hay sứt mẻ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa:
- Bạn nên tuân thủ số giọt và số lần nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa chỉ dùng để nhỏ vào tai, không được uống hay nhỏ vào mắt.
- Không được để đầu lọ thuốc chạm vào trong tai hay các bề mặt khác, hạn chế sự lây nhiễm chéo của vi khuẩn từ tai và môi trường vào thuốc.
>> Xem thêm video về điều trị viêm tai giữa tràn dịch
Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn địa chỉ uy tín, chất lượng tại TP. HCM
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến viêm tai giữa, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa đến chức năng của tai và tránh các biến chứng nặng.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn với phương châm luôn lấy Khách hàng làm Trung tâm, cùng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao, hết lòng vì người bệnh. Bên cạnh đó, với hệ thống trang thiết bị Y tế kỹ thuật cao, hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, chữa trị và chăm sóc cho khách hàng và người thân.
Những câu hỏi thường gặp về vấn đề thuốc điều trị viêm tai giữa
Thuốc điều trị viêm tai giữa có tác dụng phụ không?
Thực tế, rất nhiều người bệnh tự ý mua thuốc hay nghe theo hướng dẫn của bệnh nhân từng bị mắc bệnh. Chỉ đến khi tình trạng bệnh không đỡ hoặc có xu hướng nặng hơn mới bắt đầu đi khám.
Tuy nhiên, thuốc trị viêm tai giữa cũng có một vài tác dụng phụ như sau:
- Đau tai
- Rát tai
- Ngứa tai hoặc nổi mẩn toàn thân
- Nhức đầu
- Các phản ứng dị ứng như: khó thở, sưng, phù mặt…
Do đó, người bệnh mắc phải viêm tai giữa hay viêm tai giữa có mủ ở người lớn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên kịp thời.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, có sử dụng thuốc trị viêm tai giữa có chứa chất gây tê được không?
Một số loại thuốc trị viêm tai giữa có chứa chất gây tê như Benzocaine, Lidocaine…tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Nguy cơ gặp các tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó, để điều trị viêm tai giữa cho trẻ dưới 2 tuổi, lựa chọn giảm đau cho trẻ sẽ tốt hơn và hiệu quả kéo dài hơn, như uống ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, bậc phụ huynh cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn về hướng điều trị cho trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám tai?
Khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây, bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tai ngay:
- Trẻ đau tai kéo dài.
- Đã dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm nhưng không sốt không giảm.
- Trẻ quấy, bỏ ăn và bỏ bú.
- Nôn, đi ngoài nhiều trong ngày.
- Sau điều trị 2 ngày, tình trạng của trẻ không giảm.
Qua những chia sẻ về bệnh viêm tai giữa người lớn và một số loại thuốc điều trị thông dụng hy vọng giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về bệnh lý này. Từ đó chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh sớm để hạn chế tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường bạn có thể đến các chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của các bệnh viện uy tín như là BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/