Cách Vệ Sinh Tai Khi Bị Viêm Tai Giữa

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa ở trẻ em

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Khi bị viêm tai giữa, nguyên tác đầu tiên trong điều trị bệnh là kiểm soát sự nhiễm trùng bằng cách loại bỏ triệt để dịch tiết ứ đọng trong tai giữa như chất nhầy, mủ,.. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách vệ sinh tai sao cho đúng cách và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần biết về cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm niêm mạc ở tai giữa khiến niêm mạc bị tổn thương, phù nề. Nguyên nhân do nhiễm các tác nhân như virus, vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh thường gặp ở đối tượng là trẻ em do ở trẻ em có cấu trúc vòi nhĩ ngắn, hẹp và hơi nằm ngang so với người lớn nên dễ bị xâm nhập bởi tác nhân gây ra bệnh viêm tai giữa.

Viêm tai giữa rất thường gặp và có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu để các triệu chứng càng lâu thì các tổn thương càng nghiêm trọng và tiến triển thành mãn tính. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều, có trường hợp phải cần can thiệp của phẫu thuật.

Một trong những biện pháp cần thực hiện đầu tiên trong quá trình điều trị viêm tai giữa là vệ sinh tai sạch sẽ, đúng cách. Biết cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa sẽ hỗ trợ cho điều trị dứt điểm bệnh rất nhanh.

>>> Tìm hiểu thêm về bệnh viêm tai giữa, nguyên nhân và cách điều trị bệnh.

Với đối tượng trẻ em thường gặp của viêm tai giữa, trẻ sơ sinh thường bị viêm tai giữa do vi khuẩn Escherichia coli, và Staphylococcus aureus. Ở trẻ lớn hơn và trẻ < 14 tuổi, vi khuẩn phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae, Moraxella (Branhamella) catarrhalis và Haemophilus influenzae.

Hình minh họa cơ chế viêm tai giữa
Hình ảnh minh họa cơ chế viêm tai giữa

Một số sai lầm cần tránh khi thực hiện vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa

Những sai lầm khi vệ sinh tai khiến tình trạng viêm không những không giảm mà còn có nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh mà bạn đọc cần lưu ý như sau:

Tự ý dùng thuốc nhỏ tai tại nhà

Rất nhiều trường hợp phụ huynh thấy con chảy dịch tai thì tự ý dùng thuốc kháng sinh nghiền ra và rắc vào tai trẻ. Điều này là sai hoàn toàn do thuốc dùng với mục đích không đúng và tiềm ẩn nguy cơ gây bít tắc dẫn lưu dịch nặng nề hơn. Thuốc kháng sinh cần được dùng theo sự kê đơn của bác sĩ theo đúng mục đích, đúng cách dùng và đích điều trị.

Tự ý nghiền và rắc bột thuốc sẽ khiến bệnh nặng thêm, có thể tiến triển tới viêm tai xương chũm và nặng hơn là viêm màng não ở trẻ em.

Có thể sử dụng oxy già 6-10 đơn vị nhỏ vào tai nhưng tránh lạm dụng do có thể gây  bong lớp biểu bì bảo vệ ống tai, càng khiến tổn thương lâu lành hơn.

>>> 8 loại thuốc điều trị viêm tai giữa ở người lớn và cách dùng đúng cách.

Dùng oxy già nhỏ tai tại nhà
Sử dụng oxy già 6-10 đơn vị nhỏ vào tai nhưng tránh lạm dụng

Thực hiện vệ sinh tai chưa đúng cách

Những sai lầm khi thực hiện vệ sinh tai mà bố mẹ thường gặp đó là:

  • Sử dụng dụng cụ không hợp vệ sinh để ngoáy tai cho trẻ. Thường là vật ngoáy tai bằng kim loại vừa cứng vừa không đảm bảo vệ sinh. Điều đó khiến trẻ càng đau hơn và dễ đưa thêm vi khuẩn vào tai.
  • Cố gắng dùng bông ngoáy sâu vào tai của trẻ để hút dịch và lấy ráy tai. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa này có thể làm tổn thương màng nhĩ, thậm chí thủng màng nhĩ hoặc đẩy các dịch tai, mủ tai vào sâu hơn.

>>> Bạn có thể xem thêm các phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa và những đối tượng nên phẫu thuật

Vệ sinh tai bằng tăm bông chưa đúng cách
Vệ sinh tai bằng tăm bông chưa đúng cách có thể gây thủng màng nhĩ

Không chú trọng vào việc vệ sinh mũi họng

Tai mũi họng là một hệ thống thông nhau, khi bị tổn thương ở một bộ phận có thể gây ảnh hưởng đến hai bộ phận còn lại.

Khi trẻ mắc bệnh viêm tai giữa thì cần hướng dẫn trẻ cách súc họng và nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Đối với trẻ cần sử dụng dụng cụ hút mũi thì bố mẹ nên nhẹ nhàng và không lạm dụng nhiều. Do hút mạnh và nhiều lần trong ngày khiến tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và tay sau khi hút mũi cho trẻ.

Xem viêm tai giữa là bệnh không nguy hiểm, không cần nhập viện

Nhìn chung, viêm tai giữa cấp tính được vệ sinh đúng cách và kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, cách tốt nhất và an toàn nhất là khám rõ tình trạng và được hướng dẫn các bước chăm sóc bởi bác sĩ.

Viêm tai giữa cấp không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ tiến triển thành mãn tính và nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Sự tấn công của vi khuẩn, virus có độc lực mạnh sẽ khiến tổn thương màng nhĩ lan rộng và các bộ phận trong tai giữa bị hoại tử nhanh chóng.

>>> Bệnh viêm tai giữa cấp và cách chữa trị và những dấu hiệu cần lưu ý bạn để điều trị sớm.

Do vậy, cha mẹ cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa. Khi con có các biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng không đỡ cần cho con đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

>>> Tìm hiểu thêm về cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa qua tài liệu sau:

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa an toàn cho trẻ

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh

Nước muối sinh lý là dung dịch được sử dụng rất phổ biến trong vệ sinh ở lĩnh vực y tế. Trước hết cần sử dụng khăn mềm lau nhẹ xung quanh vành tai, ống tai ngoài của trẻ. Không cố gắng ngoáy sâu vào vào bên trong vì sẽ gây đau hơn.

Dùng gạc y tế hoặc tăm bông sạch có nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý lau nhẹ ở ống tai để thấm hút dịch. Việc này nên làm khi trẻ ngủ để tránh trẻ quấy khóc và không hợp tác gây tổn thương hơn.

Sau đó dùng tăm bông khô lau lại 1 lượt và giữ cho tai luôn khô sạch, tránh để nước vào tai khiến vi khuẩn phát sinh thêm gây viêm nặng hơn.

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ

Hướng dẫn trẻ vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa. Bởi vì các tác nhân như virus, vi khuẩn ở mũi họng có thể lan đến tai gây viêm nặng hơn.

>>> Hướng dẫn cách điều trị viêm tai giữa có mủ và những điều cần lưu ý.

Xì mũi đúng cách

Thông thường, thói quen của mọi người là dùng tay bịt cả hai lỗ mũi khi xì mũi và lấy hơi xì mạnh để đẩy dịch mũi ra. Nhưng trong khi bị viêm tai giữa, không nên dùng cách này. Do cấu trúc mũi và tai thông với nhau qua vòi nhĩ nên khi tạo một áp lực mạnh như vậy sẽ đẩy cả nước mũi và tác nhân gây bệnh vào tai.

Cách xì mũi đúng cách là nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi để loãng dịch mũi. Sau đó dùng tay bịt một lỗ mũi và xì dịch mũi ra từ phía còn lại nhẹ nhàng. Nên xì mũi khi hai hốc mũi cảm thấy thông thoáng.

Xì mũi sạch sẽ vừa giúp dễ thở, nhẹ mũi và cũng là cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa cho trẻ hiệu quả.

Vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa cho trẻ
Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa an toàn cho trẻ

Một số thắc mắc về cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Khi bị viêm tai giữa có đi bơi được không?

Trong thời gian điều trị bệnh viêm tai giữa, bệnh nhân cố gắng tránh các hoạt động khiến nước dễ vào tai như bơi lội để giữ vệ sinh cho tai đang bị viêm.

Có nên tự mua kháng sinh khi bị viêm tai giữa không?

Bạn chỉ nên mua nước muối sinh lý để vệ sinh tai sạch sẽ khi bị viêm tai giữa.  Kháng sinh chỉ được dùng khi bác sĩ kê khi có chẩn đoán xác định và kinh nghiệm thực tế. Việc dùng kháng sinh không đúng sẽ khiến triệu chứng lu mờ, khó chẩn đoán và làm bệnh viêm tai giữa kéo dài khó phát hiện hơn.

Nhỏ dung dịch acid acetic rửa tai có phải là cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa không?

Dung dịch acid acetic 1,5% có thể được dùng nếu như xác định căn nguyên gây bệnh là nhiễm vi khuẩn Pseudomonas. Tuy nhiên, để xác định đúng căn nguyên này thì bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện thăm khám.

Khi bị viêm tai giữa có được gội đầu không?

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa đúng cách là hạn chế tối đa tránh để nước vào tai. Do vậy, khi bị viêm tai giữa bạn có thể gội đầu nhưng đảm bảo không được để nước chảy vào tai.

>>> Xem thêm về cách dùng thuốc nhỏ tai kháng sinh qua video sau:

Tóm lại, cần nắm rõ kiến thức về cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng cũng như hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Để điều trị an toàn và đúng tác nhân gây bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa con đến khám tai và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.  Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn là một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy và có chuyên môn sâu trong lĩnh vực tai mũi họng. Đây sẽ là một nơi mà bố mẹ có thể yên tâm lựa chọn là nơi khám chữa bệnh cho các con.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+