Béo bụng và nguy cơ dẫn đến béo phì

Béo bụng và nguy cơ dẫn đến béo phì

BS. Lâm Thị Tú

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Lâm Thị Tú

Giám đốc Chuyên môn Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn


ĐỊNH NGHĨA.

Béo bụng hay còn gọi là béo phì thể bụng là tình trạng thừa cân phát triển theo thời gian ở phần giữa hay còn gọi là vòng 2 của cơ thể.

Thường được tính theo công thức:

  • Nữ: Vòng bụng / vòng mông > 0.72
  • Nam: Vòng bụng / vòng mông > 0.9

NGUYÊN NHÂN.

Chế độ ăn uống:

  • Chế độ ăn uống không đúng cách là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tích tụ mỡ bụng.
  • Người thèm ăn và ăn vặt suốt ngày
  • Ăn nhiều thức ăn nhanh, nhiều tinh bột như bánh mì, bánh quy bơ, đồ chiên rán…

Ăn nhiều thức ăn nhanh

  • Uống nhiều bia rượu quá mức cho phép, lạm dụng các loại nước ngọt có ga…

Chế độ vận động:

  • Ngồi nhiều. Nhất là công nhân viên bàn giấy, nhân viên máy tính, người nghiện công việc hoặc nghiện chơi game.
  • Lười vận động: Sử dụng triệt để xe máy, xe hơi và các phương tiện công cộng khác.
  • Lười tập thể dục, do công việc, do thời gian eo hẹp hoặc do thói quen.

Stress:

Căng thẳng trong công việc, trong tình cảm hoặc do hoàn cảnh khiến gia tăng tích lũy mỡ bụng.

Khi thần kinh căng thẳng cơ thể tiết ra Cortisol làm gián đoạn việc sản xuất các loại Hormone điều chỉnh cảm giác thèm ăn. Đó là nguyên nhân khi chúng ta mệt mỏi thì có cảm giác thèm ăn và thèm chất béo từ các loại thức ăn nhanh, đặc biệt là các loại có hàm lượng Natri cao gây tích tụ mỡ bụng.

Nội tiết tố:

Tuổi càng cao càng gây rối loạn sản xuất và hoạt động của các Hormone gây rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể

Các bệnh lý đi kèm: Đây chính là hai mặt của một vấn đề hệ lụy đến sức khỏe:

  • Béo bụng dẫn đến béo phì và các rối loạn chuyển hoá lipide khác. Dẫn đến các bệnh Cao huyết áp, Đái tháo đường, Xơ mỡ và xơ vữa động mạch, Thoải hóa cột sống, khớp gối,Tai biến, Đột quỵ …v…v…
  • Khi mắc các bệnh mãn tính như trên dẫn đến đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt làm con người ta lười vận động làm gia tăng béo bụng, béo phì.

Di truyền:

Yếu tố di truyền cũng tham gia trong bệnh béo bụng, béo phì: Bố mẹ bị béo bụng những đứa con trong gia đình cũng dễ bị béo bụng.

HẬU QUẢ.

Thẩm mỹ:

  • Béo bụng mang đến một cơ thể không cân xứng, không đẹp do sự vượt trội của vòng 2
  • Da rạn hoặc nứt.
  • Mất tự tin khi diện đồ, tham gia sự kiện…

Ảnh hưởng đến Xương Cơ Khớp

Mỡ thừa vùng bụng nói riêng và cả cơ thể nói chung, nhất là người béo phì sẽ khiến cho bộ phận Xương Cơ Khớp chịu ảnh hưởng rất lớn. Tình trạng này kéo dài dẫn đến thoái hoá gây đau nhức, giảm vận động, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe

Nguy cơ dẫn đến các bệnh mãn tính:

Người bị béo bụng béo phì thường đi kèm rối loạn chuyển hoá lipide, dễ dẫn đến Cao huyết áp, Đái tháo đường, Thoái hoá cột sống thắt lưng, cột sống cổ, Xơ mỡ xơ hoá các mạch máu gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ , suy thận…

ĐỐI TƯỢNG THƯỜNG GẶP.

Người béo bụng béo phì có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi:

  • Người có chế độ ăn uống sai quy cách.
  • Người lười vận động, lười tập thể dục.
  • Người ngồi bàn giấy.
  • Người nghiện mạng xã hội, nghiện game.
  • Người bị stress, mất ngủ, lo âu.
  • Người có bố mẹ bị béo bụng béo phì.

ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA:

Có 2 cách điều trị chính: Dùng thuốc và không dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc cũng là cách phòng ngừa bệnh béo phì béo bụng.

Điều trị không dùng thuốc ( Hay còn gọi là thay đổi lối sống).

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Hạn chế thức ăn nhanh, dầu mỡ, chiên rán.
    • Giảm thức ăn có nhiều đường, thực phẩm đóng hộp. Giảm bia rượu, kiêng thuốc lá. Không uống các loại nước ngọt có ga.
    • Bổ sung rau xanh, hoa quả, chất xơ, uống đủ nước lọc hàng ngày.
  • Vận động hợp lý: Đưa bộ môn tập thể dục vào cuộc sống đời thường: Tập thể dục buổi sáng, chạy bộ, đạp xe, bơi, yoga, khiêu vũ…
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh stress. Sống chan hoà thân ái với mọi người.
  • Tập các bài tập giảm béo.

Vận động hợp lý

  • Phụ nữ có thai có những bài tập riêng để phòng chống béo bụng, béo phì
  • Hút mỡ bụng: Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, có thể đi hút mỡ bụng ở các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, công nghệ cao phòng tai biến.

Điều trị bằng thuốc:

  • Điều trị các bệnh lý kèm theo như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá lipide, suy thận, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp, tai biến, đột quỵ…theo y lệnh của bác sĩ .
  • Tham khảo các loại thuốc uống, các loại sữa, các loại trà giảm ký, các loại thực phẩm chức năng nhằm giảm béo bụng béo phì của các trung tâm dinh dưỡng có thẩm quyền.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+