Trung tâm Nha Khoa Gia đình

Trung tâm Nha Khoa Gia đình

Từ năm 2020, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn đã đầu tư Trung tâm Nha Khoa Gia đình hoàn toàn mới với hệ thống 4 ghế Nha của J Morita (Nhật) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đến khám và điều trị tại Phòng Khám gồm:

  • 2 ghế Nha khoa Tổng quát,
  • 1 ghế Nha khoa Trẻ em,
  • 1 ghế Nha khoa Thủ thuật (Implant)

Trực tiếp khám và điều trị Răng Hàm Mặt Người lớn và Trẻ em là các Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo, giảng dạy và làm việc tại bv Răng Hàm Mặt TW, Răng Hàm Mặt TPHCM, Nguyễn Tri Phương, và đều từng tu nghiệp tại Đức, Pháp, Hoa Kỳ.

Trực tiếp khám và điều trị Răng Hàm Mặt Người lớn và Trẻ em

Khách hàng sử dụng dịch vụ chăm sóc và điều trị tại Trung tâm Nha Khoa Gia đình – Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn không phải quan tâm nhiều về chi phí khi các thủ thuật được thanh toán bảo hiểm trực tiếp bởi các hãng bảo hiểm lớn như Bảo Việt, PVI, VBI (Vietinbank), Liberty, Insmart, Gras – Savoye, Blue Cross, PTI, Bảo Minh, v.v.

Nếu bạn có vấn đề về răng và cần người giải đáp thắc mắc. Vậy đừng ngần ngại hãy tham gia ngay mục hỏi đáp cùng bác sĩ tại bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn để được đội ngũ bác sĩ của chúng tôi giải đáp cho bạn

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

  • BÁC SĨ CHUYÊN KHOA NHA
  • TỐT NGHIỆP ĐH Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH.

Công tác đã kinh qua

  • KHOA RHM BỆNH VIỆN QUẬN 2

Đào tạo chuyên ngành

  • ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT

Lĩnh vực chuyên sâu

  • RĂNG HÀM MẶT TỔNG QUÁT

Thành viên các tổ chức chuyên môn

  • HỘI RĂNG HÀM MẶT TP.HCM

Trung tâm Nha Khoa Gia đình là một trong những trung tâm nha khoa tư nhân tự tin có thể chăm sóc nhu cầu điều trị và thẩm mỹ răng hàm mặt của mọi thành viên trong gia đình bạn từ trẻ em đến người trưởng thành, người lớn tuổi với những dịch vụ hợp lý và cung cấp bởi các chuyên gia về nhóm đối tượng khách hàng riêng: Nha Khoa Trẻ em – Nha khoa Người lớn.

NHỮNG LỜI KHUYÊN VỀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO MỌI LỨA TUỔI

Chăm sóc răng cho trẻ từ 0-3 tuổi

1. Bú mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh

  • Thức ăn chính cho trẻ trong 06 tháng đầu đời là sữa mẹ hay sữa bột.
  • Sau khi trẻ bú xong, hãy cho trẻ rời khỏi vú hoặc bình sữa.
  • Để được hỗ trợ và lời khuyên về việc cho con bú hãy nói chuyện với chuyên viên chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của bạn.

2. Đừng cho trẻ ngủ với bình sữa trong miệng

  • Khi trẻ ngậm bình sữa để ngủ, 1 ít sẽ đọng lại trong miệng và trên răng. Điều này có thể làm trẻ bị sâu răng.
  • Sau khi trẻ bú xong, hãy cho trẻ rời khỏi vú hoặc bình sữa.
  • Nếu con bạn có những cử bú đêm hãy nhớ rằng:
    • Luôn đưa trẻ ra khỏi nôi để cho bú.
    • Luôn bế trẻ khi cho chúng bú bình.
  • Luôn tránh để trẻ bú bình mà không có sự giám sát.
  • Trẻ có thể ngủ thiếp đi khi đang ngậm bình sữa, điều này làm tăng nguy cơ bị sặc sữa, nhiễm trùng tai và sâu răng.

3. Từ 6 tháng tuổi trẻ có thể bắt đầu uống bằng ly

  • Từ 6-12 tháng tuổi trẻ có thể chuyển từ uống bằng bình sang ly.
  • Giai đoạn trẻ mới biết đi từ 1-3 tuổi chỉ nên uống bằng ly.
  • Bạn hãy nhớ rằng cầm nắm và uống từ ly là một kỹ năng mới mà trẻ cần học.

4. Nước là thức uống tốt nhất cho trẻ mới biết đi

  • Nước nên là thức uống chính và trẻ mới biết đi nên được uống nước thường xuyên trong ngày. Ngoài ra sữa bò tươi nguyên chất cũng là 1 loại đồ uống tốt cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
  • Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi nên đun sôi nước và để nguội trước khi cho trẻ uống.
  • Bạn hãy nhớ rằng các loại nước đóng chai thường không có Fluoride trong đó. Fluoride bảo vệ răng khỏi sâu răng.

5. Sữa tươi nguyên chất là thức uống tốt cho sức khỏe

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi nên uống sữa mẹ hay sữa công thức.
  • Sữa là nguồn canxi tốt giúp răng chắc khỏe.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi có thể uống sữa bò tươi nguyên kem.
  • Sau 2 tuổi sữa ít béo thì phù hợp hơn.
  • Hãy nhớ rằng sữa có hương vị có thể có thêm đường và điều này có thể gây sâu răng.

6. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không cần nước trái cây hoặc đồ uống ngọt

  • Nước ép trái cây và thức uống ngọt có thể gây sâu răng.
  • Nước ép hoặc thức uống trái cây là không cần hoặc không nên dùng cho trẻ dưới 12 tháng.
  • Nước ép trái cây dù không thêm đường nhưng lượng đường tự nhiên trong đó cũng có thể gây sâu răng.
  • Thức uống ngọt bao gồm: nước có gas, nước ép trái cây, thức uống thể thao, thức uống có trà, nước có cồn, nước trái cây, nước tăng lực.
  • Nước có gas ăn kiêng có chứa axit cũng có thể làm hỏng răng.

7. Những bữa ăn lành mạnh và đồ ăn nhẹ thì cũng quan trọng giúp răng khỏe mạnh

  • Trẻ có thể bắt đầu tập ăn thức ăn đặc từ khoảng 6 tháng tuổi.
  • Trẻ sơ sinh không có sở thích về đồ ngọt hay thức ăn và đồ uống ngọt. Đây là những món mà chúng sẽ quen dần khi được dùng thường xuyên.
  • Từ 12 tháng tuổi trẻ nên được thưởng thức nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tương tự như các thành viên khác trong gia đình.
  • Trẻ em sẽ học hỏi việc ăn uống bằng việc quan sát từ cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình.
  • Nhiều loại thực phẩm và đồ ăn nhẹ phổ biến thì thường có bổ sung thêm đường. Ăn thực phẩm có lượng đường cao sẽ gây sâu răng.

8. Vệ sinh răng cho bé ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện trong miệng (khoảng 6 tháng)

  • Việc làm sạch và chải răng cho trẻ giúp loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng gây sâu răng.
  • Bạn có thể bắt đầu làm sạch răng cho trẻ bằng cách lau bằng vải mềm hoặcchải răng bằng bàn chải nhỏ, mềm và nước.
  • Khi trẻ được 18 tháng bắt đầu sử dụng một lượng kem đánh răng có Fluoride hàm lượng thấp cỡ bằng hạt đậu để chải răng cho con. Khuyến khích trẻ nhổ kem ra sau khi chải răng, nhưng không súc miệng.
  • Làm sạch tất cả các bề mặt của răng và nướu 2 lần một ngày, sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.
  • Trẻ rất cần một người lớn giúp đỡ chúng đánh răng cho đến khi trẻ được khoảng 7 hay 8 tuổi.

9. Trẻ cần được đánh giá sức khỏe răng miệng từ lúc 2 tuổi

  • Việc đánh giá sức khỏe răng miệng được thực hiện bởi Nha sĩ hoặc Chuyên gia Sức khỏe Răng miệng, Chuyên gia Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em hoặc Bác sĩ.
  • Kiểm tra thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề. Sâu răng giai đoạn sớm của có thể được điều trị.
  • Tìm kiếm thêm về các dịch vụ nha khoa công cộng miễn phí hoặc chi phí thấp dành cho trẻ em.

10. Sức khỏe răng miệng rất quan trọng đối với cả gia đình

  • Trẻ sơ sinh không có sẳn vi khuẩn gây sâu răng trong miệng. Cha mẹ hay người chăm sóc có thể truyền vi khuẩn này cho trẻ sơ sinh. Để giúp ngăn chặn điều này, các gia đình nên làm những điều sau:
    • Mọi người đều đánh răng 2 lần một ngày bằng bàn chải đánh răng của riêng mình.
    • Tất cả mọi người bao gồm cả phụ nữ mang thai đều phải đi khám răng định kỳ và điều trị sâu răng.
    • Cố gắng tránh đưa bất cứ thứ gì vào miệng của trẻ nếu nó đã ở trong miệng của bạn. Ví dụ như dùng muỗng chung, làm sạch núm vú giả bằng cách cho chúng vào miệng của bạn,…

Chăm sóc răng cho trẻ từ 3-5 tuổi

1. Dùng kem chải răng nồng độ Fluor thấp cho trẻ từ 18 tháng tuổi đến 6 năm tuổi.

  • Dùng lượng kem đánh răng có kích cỡ bằng hạt đậu nhỏ.
  • Khuyến khích trẻ nhổ kem ra sau khi chải răng, không nuốt hoặc súc miệng lại bằng nước. Việc không súc miệng lại sẽ giúp giữ một lượng nhỏ Fluor trong miệng để bảo vệ răng.
  • Việc nhổ kem ra sau khi chải răng có thể là khó khăn đối với các trẻ còn nhỏ. Bạn cần hướng dẫn trẻ cách thực hiện.

2. Chải răng và dọc nướu hai lần một ngày.

  • Chải răng giúp loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng gây sâu răng.
  • Chải hết tất cả các mặt của răng và nướu 2 lần một ngày, sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.
  • Chải nhẹ bằng cách xoay những vòng tròn nhỏ dọc đường nướu.
  • Lựa chọn loại bàn chải dành cho trẻ em. Thường là loại có đầu nhỏ và lông mềm.
  • Trẻ sẽ cần người lớn giúp đỡ chải răng cho đến khoảng 7 hoặc 8 tuổi. Hãy để trẻ tự làm trước khi bạn chải răng cho chúng. Hãy khuyến khích, động viên trẻ.

3. Nước là nước uông tốt nhất cho trẻ từ 3-5 tuổi.

  • Trẻ nên uống nước lọc (có Fluor) cả ngày.
  • Nước có hàm lượng Flour giúp bảo vệ khỏi sâu răng.
  • Nên nhớ rằng nước uống đóng chai từ các cửa hàng thường không có chứa Fluor.
  • Nên cần được tư vấn thêm nếu nguồn nước uống không chứa Fluor.
  • Sữa nguyên chất cũng là nguồn thức uông tốt cho trẻ. Trẻ lớn hơn 2 tuổi có thể uống sữa giảm béo.

4. Trẻ từ 3-5 tuổi không cần nước trái cây hoặc đồ uống ngọt

  • Nước ép trái cây và thức uống ngọt có thể tăng nguy cơ sâu răng.
  • Nước ép trái cây dù không thêm đường nhưng lượng đường tự nhiên trong đó cũng có thể gây sâu răng.
  • Trái cây tươi là lựa chọn tốt hơn. Nó cung cấp dưỡng chất tương tự, nhưng nhiều chất xơ hơn nước trái cây.
  • Đồ uống ngọt bao gồm: nước có gas, nước trái cây, đồ uống thể thao, nước có cồn, thức uống có trà, nước trái cây và nước tăng lực.
  • Nước có gas loại ăn kiêng có chứa axit cũng có thể làm hỏng răng.

5. Hạn chế thực phẩm có đường

  • Hạn chế thực phẩm có thêm nhiều đường. Ăn những thực phẩm này gây sâu răng.
  • Tránh sử dụng thực phẩm như là phần thưởng dành cho trẻ.

6. Những bữa ăn lành mạnh và đồ ăn nhẹ thì cũng quan trọng giúp răng khỏe mạnh

  • Sử dụng nhiều loại thực phẩm lành mạnh mỗi ngày bao gồm trái cây, rau củ, hạt và ngũ cốc, sữa, thịt nạc, cá và trứng.
  • Trái cây và rau củ là một phần quan trọng của việc ăn uống lành mạnh.
  • Sữa, sữa chua và phô mai (và một số lựa chọn thay thế sữa) là nguồn canxi tuyệt vời, rất tốt cho răng. Chọn các sản phẩm sữa không thêm đường.
  • Nhiều loại thực phẩm và đồ ăn nhẹ phổ biến đã có nhiều đường. Ăn thực phẩm có lượng đường cao sẽ gây sâu răng.
  • Đề cao việc ăn uống lành mạnh vì trẻ sẽ học hỏi việc ăn uống thông qua cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình.

7. Khuyến khích trẻ dừng mút tay hoặc núm vú giả

  • Đa số trẻ dừng mút tay từ khoảng 2 đến 4 năm tuổi.
  • Cần khuyến khích và làm trẻ quên đi thói quen này. Có những phần thưởng khi trẻ không mút tay. Bạn có thể theo dõi và đánh dấu các tiến bộ bằng biểu đồ hoặc theo lịch.
  • Trẻ có thể dễ dàng quay lại thói quen cũ. Cần nhận thức rằng trẻ cần phải cố gắng nhiều (có thể mất vài lần để ) mới loại bỏ hoàn toàn thói quen này.

8. Trẻ cần được đánh giá sức khỏe răng miệng từ lúc 2 tuổi

  • Trẻ cần được đánh giá sức khỏe răng miệng trước khi được gửi đến trường mần non.
  • Phụ huynh nên đưa con đến gặp nha sĩ chuyên về răng trẻ em để được tư vấn tốt nhất.

9. Hỏi bác sĩ nha khoa về lịch khám răng định kỳ cho trẻ

  • Bác sĩ nha khoa sẽ trao đổi với phụ huynh về nhu cầu điều trị răng của trẻ cũng như sẽ lên lịch điều trị và lịch khám răng định kỳ cho trẻ.

10. Cần gặp bác sĩ nha khoa nếu con bạn bị hư răng

  • Nếu con bạn bị rớt một chiếc răng sữa, đừng đặt nó trở lại vị trí Điều này có thể làm hỏng răng vĩnh viển bên dưới nướu. Nên gặp nha sĩ của trẻ để được tư vấn về việc này.
  • Hãy đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa ngay lập tức nếu một chiếc răng vĩnh viển bị rơi ra ngoài do chấn thương hoặc hư hỏng.

Chăm sóc răng cho trẻ từ 5-12 tuổi

1. Dùng kem chải răng có chứa Fluor

  • Dùng lượng kem đánh răng có chứa Fluor hàm lượng thấp kích cỡ bằng hạt đậu cho trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi.
  • Dùng lượng kem đánh răng có chứa Fluor hàm lượng chuẩn kích cỡ bằng hạt đậu cho trẻ từ 6 tuổi. (Trừ khi có lời khuyên khác bởi chuyên viên chăm sóc răng miệng).
  • Khuyến khích trẻ nhổ kem ra sau khi chải răng, không cần súc miệng sạch lại bằng nước.

2. Chải răng và dọc nướu hai lần một ngày.

  • Chải răng giúp loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng gây sâu răng.
  • Chải hết tất cả các mặt của răng và nướu 2 lần một ngày, sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.
  • Chải bằng cách xoay những vòng tròn nhỏ dọc đường nướu.
  • Lựa chọn loại bàn chải có đầu nhỏ và lông mềm.
  • Luôn chải bằng cách xoay vòng tròn, làm sạch vài răng cùng lúc.
  • Trẻ sẽ cần người lớn giúp đỡ chải răng cho đến khoảng 7 hoặc 8 tuổi. Ngay cả sau khi trẻ có thể tự đánh răng, người lớn vẫn nên giám sát chúng là tốt nhất.

3. Uống nhiều nước.

  • Nước là thức uống chính. Trẻ nên uống nhiều nước trong ngày.
  • Loại nước có chứa Flour sẽ giúp bảo vệ khỏi sâu răng.
  • Nước uống đóng chai bán ở cửa hàng có thể không có chứa Fluor.

4. Trẻ em không cần nước ép trái cây hoặc đồ uống ngọt

  • Nước ép trái cây và thức uống ngọt có thể gây sâu răng.
  • Nước ép trái cây dù không thêm đường nhưng lượng đường tự nhiên trong đó cũng có thể gây sâu răng.
  • Đồ uống ngọt bao gồm: nước có gas, nước ép trái cây, đồ uống thể thao, nước có cồn, thức uống có trà, nước trái cây và nước tăng lực,…
  • Nước có gas loại ăn kiêng có chứa axit cũng có thể làm hỏng răng.

5. Hạn chế thực phẩm có đường

  • Hạn chế thực phẩm được bổ sung thêm đường vì ăn những thực phẩm này sẽ gây sâu răng.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường bao gồm mứt, kẹo, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng xốp, bánh rán, bánh ngọt, sôcôla,…

6. Những bữa ăn lành mạnh và đồ ăn nhẹ thì cũng quan trọng giúp răng khỏe mạnh

  • Sử dụng đa dạng thực phẩm lành mạnh từ 5 nhóm mỗi ngày.
  • Trái cây và rau củ là một phần quan trọng của việc ăn uống lạnh mạnh.
  • Sữa, sữa chua và phô mai (và một số lựa chọn thay thế sữa) là nguồn canxi tuyệt vời.
  • Nhiều loại thực phẩm và đồ ăn nhẹ phổ biến đều có thêm đường. Ăn thực phẩm có lượng đường cao sẽ gây sâu răng.

7. Trẻ cần được bác sĩ nha khoa chuyên về răng trẻ em khám răng miệng ở tuổi đến trường.

  • Kiểm tra răng miệng thường xuyên sẽ giúp phát hiện nguy cơ sâu răng sớm. Sâu răng giai đoạn đầu sẽ dễ điều trị hơn.
  • Bác sĩ nha khoa cũng sẽ giúp phát hiện và hướng dẫn phụ huynh giúp con loại bỏ những thói quen xấu làm răng miệng phát triển lệch lạc.

8. Hỏi bác sĩ nha khoa về lịch khám răng định kỳ cho trẻ

  • Điều quan trọng là phụ huynh cần biết tình trạng răng miệng của con mình trước khi cho trẻ đến trường.
  • Bác sĩ nha khoa sẽ trao đổi với phụ huynh về nhu cầu điều trị răng của trẻ cũng như sẽ lên lịch điều trị và lịch khám răng định kỳ cho trẻ.

9. Cần gặp bác sĩ nha khoa nếu răng hay mặt của con bạn bị chấn thương

  • Nếu con bạn bị rớt một chiếc răng sữa, đừng đặt nó trở lại vị trí Liên hệ với bác sĩ nha khoa của bạn ngay lập tức.
  • Cố đặt lại chiếc răng sữa có thể làm hỏng răng vĩnh viển bên dưới nướu hoặc sẽ gây phiền phức khi răng sữa này rụng.
  • Nếu như chiếc răng vĩnh viển bị rớt ra do chấn thương:
    • Cầm phần thân răng (phần trơn màu trắng) và tránh đụng vào phần chân răng.
    • Dùng sữa ( không đường ) hoặc nước muối sinh lý rửa nhẹ răng mà không chạm vào chân răng. Không chà lên răng.
    • Đặt nhẹ răng vào ổ răng.
    • Giữ răng tại chổ bằng cách cắn nhẹ vào chiếc khăn tay.
    • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa của bạn càng sớm càng tốt.

10. Đeo dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao hoặc các hoạt động khi có nguy cơ bị thương ở mặt.

  • Miếng bảo vệ răng miệng phù hợp là cách bảo vệ tốt nhất.
  • Miếng bảo vệ cần được kiểm tra có khớp với các răng trong miệng không.
  • Cần thay miếng bảo vệ khi có những thay đổi trong miệng, như răng vĩnh viễn mọc.

Chăm sóc răng cho thanh thiếu niên

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, bạn cần bảo vệ răng miệng bằng cách duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Mặc dù đánh răng thường xuyên rất quan trọng, nhưng sức khỏe răng miệng của những người trong độ tuổi này thường liên quan đến các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn kiêng, hút thuốc, uống rượu,…

Sâu răng

Bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả thanh thiếu niên và người lớn tuổi.

Khi bạn sử dụng thực phẩm và đồ uống có đường hoặc tinh bột (nhiều đường), vi khuẩn sẳn có trong miệng và trong mảng bám sẽ lên men đường tạo thành axit. Các axit này sẽ tấn công làm hư hại bề mặt của răng ( men răng). Quá trình này được gọi là mất khoáng.

Dấu hiệu đầu tiên của mất khoáng là một đốm trắng như phấn trên mặt răng. Ở giai đoạn này, quá trình sâu răng có thể hồi phục được. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu bị sâu răng, bạn hãy hẹn gặp bác sĩ nha khoa.

Việc trám bít hố rảnh trên răng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng
Việc trám bít hố rảnh trên răng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng

Ngăn ngừa sâu răng bằng cách chọn thực phẩm lành mạnh

  • Hạn chế đường và thực phẩm có bổ sung đường.
  • Chọn đồ ăn nhẹ như phô mai, sữa chua tự nhiên, trái cây và rau quả tươi, bánh quy khô, các loại hạt và bánh mì nguyên hạt.

Ngăn ngừa sâu răng bằng thức uống lành mạnh

  • Uống nước lọc và sữa tươi nguyên chất ( không đường ).
  • Hạn chế nước có gas, đồ uống thể thao, nước trái cây, nước có hương vị và đồ uống có gas khác vì chúng có thể gây sâu răng và làm mềm men răng.
  • Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt và giúp bảo vệ khỏi sâu răng.

Ngăn ngừa sâu răng bằng việc làm vệ sinh răng tốt

  • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt. Chải răng hai lần một ngày với kem có chứa fluoride. Dùng bàn chải răng có đầu nhỏ, gọn và lông mềm. Khi lông bàn chải bị “toe” ra, đó là lúc nên thay bàn chải răng mới.

Tập luyện và thể thao – giảm thiểu chấn thương miệng và răng

  • Đeo dụng cụ bảo vệ miệng chuyên nghiệp khi tập luyện và chơi thể thao khi có nguy cơ chấn thương miệng.

Duy trì trạng thái tốt

  • Nếu bạn hút thuốc, bỏ thuốc sẽ tốt.
  • Nếu bạn uống rượu, hạn chế liều lượng.
  • Bảo vệ mặt và miệng khỏi ánh nắng mặt trời để giảm nguy cơ ung thư da.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên – không đợi đến khi có vấn đề xãy ra.
  • Khám răng miệng định kỳ.

Chăm sóc răng cho người trưởng thành

Tất cả người trưởng thành có thể duy trì sức khỏe răng miệng tốt trong suốt tuổi trưởng thành bằng cách thực hành vệ sinh răng miệng tốt và  chế độ ăn uống lành mạnh.

Tình trạng sức khỏe răng miệng chung ở người trưởng thành có thể bao gồm sâu răng, bệnh nướu răng, mòn răng, khô miệng và răng nhạy cảm. Sâu răng ở người trưởng thành thường xảy ra xung quanh miếng trám cũ và các kẽ răng.

Ăn tốt

Dinh dưỡng hợp lý thì cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Ăn theo chế độ cân bằng sẽ cung cấp cho mô nướu và răng những dưỡng chất và khoáng chất quan trọng cần thiết để duy trì tình trạng khỏe mạnh và chống nhiễm trùng. Những loại thức ăn mềm, dính có xu hướng vẫn còn trên các rãnh và kẽ răng dễ gây sâu răng nên cần hạn chế.

  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm bổ dưỡng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có đường và đồ ngọt đặc biệt là giữa các bữa ăn.
  • Khi dùng đồ ăn nhẹ, hãy chọn thực phẩm bổ dưỡng như phô mai và bánh quy khô, rau, sữa chua tự nhiên hoặc trái cây tươi.

Uống tốt

  • Uống nhiều nước lọc.
  • Tránh các đồ uống có tính axit và đường như nước ngọt, đồ uống thể thao, nước có cồn, nước ép trái cây và nước có hương vị hoặc nước có ga. Nếu có dùng, thì nên uống trong bữa ăn thì tốt hơn là giữa các bữa ăn.
  • Chọn sữa nguyên chất thay vì sữa có hương vị.

Vệ sinh tốt

  • Dùng kem đánh răng có fluor ít nhất hai lần một ngày – đặc biệt là buổi tối trước khi ngủ.

Chăm sóc và làm sạch răng giả

Răng giả nên được làm sạch sau bữa ăn để giữ cho chúng không dính  thức ăn và mảng bám. Chải tất cả các mặt của hàm giả cũng bằng bàn chải và kem đánh răng. Tháo răng giả ra khi đi ngủ (ban đêm) để cho miệng được nghỉ ngơi. Sau khi làm sạch, răng giả có thể được ngâm trong một cốc nước lạnh.

Hoạt động vui chơi tốt

  • Đeo dụng cụ bảo vệ miệng chuyên dụng khi tập luyện và chơi thể thao khi có nguy cơ chấn thương miệng.

Duy trì trạng thái tinh thần tốt

  • Nên bỏ hút thuốc.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Bảo vệ mặt và miệng khỏi ánh nắng mặt trời để giảm nguy cơ ung thư da.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên – không đợi đến khi có vấn đề xãy ra.
  • Khám răng định kỳ 06 tháng / 1 lần.

Chăm sóc răng cho người lớn tuổi

1. Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường

  • Nhiều loại thực phẩm và đồ ăn nhẹ phổ biến có chứa đường. Ăn thực phẩm có lượng đường cao gây sâu răng.
  • Hạn chế thực phẩm có bổ sung đường, đặc biệt là giữa các bữa ăn Nếu bạn ăn loại thức ăn ngọt hoặc dẻo, tốt nhất nên ăn vào bữa chính để giảm nguy cơ sâu răng.
  • Cố gắng không thêm đường vào thức ăn hoặc đồ uống như trà và cà phê.

2. Chọn giải pháp thực phẩm lành mạnh.

  • Sử dụng hằng ngày nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng từ năm nhóm thực phẩm bao gồm: trái cây; rau củ; hạt và ngũ cốc; sữa; thịt nạc; cá và trứng.
  • Thực phẩm dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát.

3. Nước là thúc uống tốt nhất cho người lớn tuổi

  • Uống nhiều nước trong ngày.
  • Nước uống có chứa fluoride bảo vệ răng khỏi sâu.
  • Nước đóng chai ở cửa hàng thường không có chứa fluoride.

4. Chải răng và chải dọc theo đường nướu 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm

  • Chải răng giúp loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng gây sâu răng.
  • Chải tất cả các bề mặt của răng và nướu hai lần một ngày (sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ).
  • Dùng bàn chải có lông mềm hoặc bàn chải điện.
  • Sử dụng kem đánh răng có fluoride phù hợp. Tham vấn nha sĩ nên sử dụng kem đánh răng có hàm lượng fluoride chuẩn hoặc cao.
  • Sau khi đánh răng, nhổ kem ra ngoài. Không nuốt kem hoặc súc miệng lại với nước.
  • Bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chỉ nha khoa nếu cần.

5. Làm sạch răng giả thường xuyên

  • Nếu bạn đeo răng giả, hãy nhớ chải nướu và lưỡi hai lần một ngày bằng bàn chải răng có lông mềm.
  • Làm sạch răng giả sau bữa ăn để loại bỏ thức ăn và mảng bám.
  • Nên lấy răng giả ra khi ngủ (ban đêm). Làm sạch răng giả bằng kem đánh răng và bàn chải răng có lông mềm. Sau khi làm sạch, ngâm răng giả trong cốc nước lạnh.
  • Nên đi gặp bác sĩ nha khoa nếu răng giả của bạn bị đau.

6. Thuốc súc miệng chứa Fluor có thể giúp giảm sâu răng

  • Hãy trao đổi với nha sĩ về việc bạn dùng thuốc súc miệng fluoride có phù hợp với bạn không.

7. Nhai kẹo cao su không đường có thể làm giảm sâu răng

  • Nhai kẹo cao su không đường có thể là một phần của thói quen vệ sinh răng miệng cho người lớn tuổi.

8. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ rất quan trọng giúp cho răng miệng khỏe mạnh

  • Mỗi người đều có nhu cầu sức khỏe răng miệng khác nhau.
  • Trao đổi với bác sĩ nha khoa về lịch khám răng định kỳ phù hợp với bạn.
  • Hãy đến bác sĩ nha khoa nếu bạn có:
    • Đau miệng.
    • Chảy máu nướu răng.
    • Bất kỳ vết loét, cục hoặc vết đổi màu trong miệng của bạn.

9. Bỏ thuốc lá để cải thiện sức khỏe răng miệng và sức khỏe nói chung

  • Hút thuốc là nguyên nhân chính của ung thư miệng và các bệnh lý về phổi. Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ của bạn.
  • Hút thuốc gây bệnh nướu răng. Bỏ thuốc lá để nướu răng khỏe mạnh hơn.
  • Bỏ thuốc lá để cải thiện sức khỏe của miệng, nướu và răng của bạn.

10. Nhận biết các tác dụng phụ của thuốc bạn đang dùng trên miệng của bạn

  • Một số loại thuốc có thể gây khô miệng. Khô miệng làm tăng nguy cơ sâu răng. Hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ hoặc bác sĩ nha khoa nếu thuốc bạn dùng gây ra khô miệng.
  • Nếu được nên yêu cầu những loại thuốc không có đường. Nếu không, hãy súc miệng bằng nước sau khi uống thuốc có đường.

NHỮNG LỜI KHUYÊN VỀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO NHÓM CÓ NGUY CƠ

Chăm sóc răng cho người bị tiểu đường

Các vấn đề sức khỏe răng miệng liên quan đến bệnh tiểu đường

  • Bệnh vê nướu răng.
  • Chậm lành vết thương sau khi nhổ răng hoặc phẩu thuật.
  • Nhiễm trùng hay nhiễm nấm trong miệng ( tưa miệng).
  • Khô miệng và giảm vị giác.

Các Mẹo

  • Chảy răng 2 lần trong ngày.
  • Giữ kế hoạch ăn uống lành mạnh.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Nếu nướu bị sưng hoặc đỏ – hãy đến bác sĩ nha khoa.
  • Thương xuyên đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng.

Chuyên gia sức khỏe răng miệng của bạn cần biết …

  • Nếu bạn bị tiểu đường.
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Nếu nhận thấy có những thay đổi trong miệng của bạn, chẳng hạn như những mảng nướu màu trắng.
  • Nếu có những thay đổi khác trong tiền sử bệnh của bạn.
  • Tên của tất cả các loại thuốc  bạn đang dùng.

Làm thế để cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn

  • Từ bỏ hút thuốc lá- những người hút thuốc có mức độ bệnh nướu răng cao hơn, nó gây ra bởi máu lưu thông kém trong các mô quanh răng. Những người mắc bệnh tiểu đường mà hút thuốc có nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về nướu cao hơn những người hút thuốc mà không tiểu đường hoặc người mắc bệnh tiểu đường mà không hút thuốc.
  • Theo dõi để phát hiện sớm bệnh nướu răng.
  • Duy trì kế hoạch ăn uống lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chải răng hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride và bàn chải mềm. Hãy chăm sóc để loại bỏ tất cả các mảng bám trên răng, kẻ răng và đường viền nướu.
  • Nếu bạn có răng giả, hãy tháo chúng ra khi ngủ ban đêm và làm sạch chúng hàng ngày.
  • Đi khám răng định kỳ hoặc khi thấy có vấn đề khác thường trong miệng.
  • Đặt cuộc hẹn với bác sĩ nha khoa vào buổi sáng khi mức insulin của bạn ổn định hơn.
  • Cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Những người có lượng đường trong máu cao thường gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn về nướu. Nếu bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu và chăm sóc răng miệng tốt, răng miệng của bạn sẽ ít gặp rắc rối.

Chăm sóc răng cho phụ nữ mang thai

Khuyến khích các phụ nữ mang thai nên gặp bác sĩ nha khoa trong lúc mang thai là lợi ích của chính bạn và của đứa trẻ chưa sinh của bạn.

Điều trị nha khoa định kỳ là an toàn trong thai kỳ, mặc dù một số thủ tục hoặc thuốc bạn nên tránh trong 3 tháng đầu, vì vậy hãy báo với bác sĩ nha khoa của bạn rằng bạn đang mang thai.

Điều quan trọng là giữ cho răng và nướu khỏe mạnh trong và sau khi mang thai để:

  • Ngăn chặn bệnh nướu răng mà nó có thể dẫn đến sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.
  • Ngăn chặn lây lan vi khuẩn gây sâu răng từ bạn sang em bé. Con bạn sẽ ít có khả năng bị sâu răng sớm.
  • Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho con bạn (theo hướng dẫn).

Ốm nghén, nôn và trào ngược

  • Phụ nữ mang thai bị ốm nghén với nôn hoặc trào ngược axit có nguy cơ gây mòn răng cao.
  • Để giảm nguy cơ mòn răng và làm hỏng răng sau khi nôn / trào ngược, bạn có thể:
    • Súc miệng ngay bằng nước hoặc nước súc miệng (ví dụ: Thêm một muỗng cà phê baking soda (sodium bicarbonate) vào một cốc nước để súc miệng và nhổ sau khi nôn).
    • Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt để trung hòa và rửa trôi axit.
    • Dùng ngón tay bôi một ít kem đánh răng lên răng.
    • Sau khi nôn / trào ngược, hãy đợi ít nhất 30 phút trước khi đánh răng để tránh làm hỏng bề mặt men mềm.
  • Hãy trao đổi với bác sĩ nha khoa để được tư vấn thêm

Bệnh nướu răng và mang thai

Nhiều phụ nữ có thể phát triển bệnh nướu răng trong khi mang thai vì những thay đổi nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể. Nếu bệnh nướu răng trở nên nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bệnh nướu răng nghiêm trọng ở bà mẹ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.

Dấu hiệu của bệnh nướu răng bao gồm:

  • Chảy máu nướu răng.
  • Nướu đỏ (thay vì màu hồng).
  • Nướu sưng.
  • Hôi miệng.

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh nướu răng, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa. Bệnh nướu răng có thể chữa được.

Hút thuốc

Hút thuốc trong khi mang thai không tốt cho bạn và thai nhi và nó cũng có thể dẫn đến bệnh nướu răng. Nếu bạn hút thuốc, hãy xem xét bỏ thuốc lá.

ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ - TRUNG TÂM KHOA NHA GIA ĐÌNH

PHỤC HÌNH RĂNG CHO TRẺ EM

PHỤC HÌNH RĂNG CHO TRẺ EM

ĐIỀU TRỊ PHÒNG LỆCH LẠC HÀM MẶT

ĐIỀU TRỊ PHÒNG LỆCH LẠC HÀM MẶT

PHỤC HÌNH RĂNG THẨM MỸ

PHỤC HÌNH RĂNG THẨM MỸ

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SÂU RĂNG

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SÂU RĂNG

CHỮA TỦY RĂNG - TRÁM RĂNG THẨM MỸ

CHỮA TỦY RĂNG – TRÁM RĂNG THẨM MỸ

CHỮA TỦY - TRÁM RĂNG - NHỔ RĂNG

CHỮA TỦY – TRÁM RĂNG – NHỔ RĂNG

DỊCH VỤ Y KHOA

IMPLANT TRẺ EM & NGƯỜI LỚN

IMPLANT TRẺ EM & NGƯỜI LỚN

CHĂM SÓC NHA CHO TRẺ EM TỪ 0 - 12 TUỔI

CHĂM SÓC NHA CHO TRẺ EM TỪ 0 – 12 TUỔI

CHỈNH NHA INVISALIGN TRONG SUỐT

CHỈNH NHA INVISALIGN TRONG SUỐT

CHĂM SÓC NHA CHO THIẾU NIÊN

CHĂM SÓC NHA CHO THIẾU NIÊN

CẠO VÔI RĂNG SIÊU ÂM

CẠO VÔI RĂNG SIÊU ÂM

CHĂM SÓC NHA CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

CHĂM SÓC NHA CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

TẨY TRẮNG RĂNG BẰNG PLASMA

TẨY TRẮNG RĂNG BẰNG PLASMA

CHĂM SÓC NHA CHO NGƯỜI LỚN TUỔI

CHĂM SÓC NHA CHO NGƯỜI LỚN TUỔI

TRÁM RĂNG THẨM MỸ BẰNG ĐÈN HALOGEN

TRÁM RĂNG THẨM MỸ BẰNG ĐÈN HALOGEN

CHĂM SÓC NHA CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

CHĂM SÓC NHA CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

CHỈNH NHA MẮC CÀI (SỨ HAY KIM LOẠI)

CHỈNH NHA MẮC CÀI (SỨ HAY KIM LOẠI)

CHĂM SÓC NHA CHO PHỤ NỮ MANG THAI

CHĂM SÓC NHA CHO PHỤ NỮ MANG THAI

ĐẶT HẸN KHÁM NHA (GIỜ LÀM VIỆC: 7h30 - 19h30)

Loading...