ung thư phổi

Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị

BS. Mai Thị Diệu Trinh

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Mai Thị Diệu Trinh

Bác sĩ Khoa Tiêu hóa Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn


Ung thư phổi là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên toàn cầu, gây ra hơn 1 triệu ca tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, căn bệnh này đứng thứ hai trong các loại ung thư phổ biến, chỉ sau ung thư gan. Đáng chú ý, 62,5% bệnh nhân ung thư phổi khi phát hiện đã không còn khả năng can thiệp phẫu thuật. Điều này cho thấy việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng, từ đó tăng khả năng điều trị thành công. 

Trong bài viết này, BS.CKII. Ngô Thanh Thuý tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các biểu hiện ban đầu, nguyên nhân của bệnh và các phương pháp điều trị hiện đại giúp bệnh nhân có cơ hội sống sót cao hơn trong cuộc chiến chống lại “kẻ giết người thầm lặng” này.

Tổng quan bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi (có tên gọi Tiếng Anh là Lung Cancer) là một dạng bệnh lý xuất phát từ phổi, khi khối u ác tính hình thành trong hệ hô hấp. Quá trình phát triển của khối u này thường diễn ra nhanh chóng, có thể gây chèn ép và lan rộng sang các cơ quan xung quanh. Bên trong cơ thể, phổi đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ oxy từ không khí khi hít vào và loại bỏ carbon dioxide (CO2) khi thở ra. 

Theo BS.CKII. Ngô Thanh Thúy tại SIGC , có hai loại chính của ung thư phổi, được phân loại dựa trên cấu trúc tế bào khi quan sát dưới kính hiển vi:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm phần lớn trong các trường hợp mắc bệnh, khoảng 80-85%. Đây là một nhóm bao gồm các loại u phổi ác tính như ung thư biểu mô tế bào vảy, biểu mô tuyến và tế bào lớn.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) ít gặp hơn, chiếm khoảng 15-20%. Loại ung thư này chủ yếu ảnh hưởng đến những người hút thuốc lá nhiều. Loại ung thư này thường ít phổ biến hơn so với ung thư phổi không tế bào nhỏ. 

Bên cạnh đó, có thể tồn tại các khối u lành tính ở phổi. Mặc dù các khối u này không mang tính chất ác tính như tế bào ung thư, việc chẩn đoán cụ thể để xác định tính chất của chúng vẫn cần có sự can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa.

tổng quan ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi xuất hiện khi các khối u ác tính trong phổi hình thành

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư phổi

Theo BS.CKII. Ngô Thanh Thúy, Bác sĩ chuyên khoa Tổng quát – Nội tiết tại SIGC cho biết, ung thư phổi không tế bào nhỏ gồm 4 giai đoạn, phản ánh mức độ lây lan của tế bào ung thư ác tính. Việc chẩn đoán, xác định chính xác giai đoạn bệnh giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Do bệnh thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, nên thường chỉ được phát hiện khi khối u đã di căn. 

ung thư phổi không tế bào nhỏ
Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn

Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển của ung thư phổi không tế bào nhỏ bao gồm:

  • Giai đoạn 0 (Ung thư tại chỗ): Tế bào ung thư chỉ giới hạn ở 1 vị trí duy nhất trong phổi mà chưa lan ra ngoài.
  • Giai đoạn 1: Ung thư phát triển nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết, có thể phẫu thuật cắt bỏ. Trong đó được chia thành 2 giai đoạn nhỏ:
    • Giai đoạn 1A: Khối u < 3cm
    • Giai đoạn 1B: Khôi u > 3cm nhưng < 4cm
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư có mặt ở phổi và các hạch bạch huyết gần đó. Các hạch bạch huyết được xem là những cấu trúc nhỏ để giúp cơ thể có thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
    • Giai đoạn 2A: Khối u > 4cm nhưng < 5cm và có thể đã lan đến các hạch bạch huyết.
    • Giai đoạn 2B: Khối u > 5cm và có thể đã lan đến các khu vực lân cận như màng phổi hay thành ngực.
  • Giai đoạn 3: Tế bào xuất hiện trong phổi và các hạch bạch huyết tại trung tâm ngực: 
    • Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư nằm ở các hạch bạch huyết cùng bên ngực nơi xuất hiện khối u ác tính ban đầu nhưng chưa lan ra phía lồng ngực. 
    • Giai đoạn 3B: Ung thư lan sang các hạch bạch huyết bên ngực đối diện/các hạch trên xương đòn/tim hoặc khí quản.
    • Giai đoạn 3C: Khối u lan rộng hơn trong lồng ngực và có thể đến các hạch bạch huyết ở cổ.
  • Giai đoạn 4: Ung thư phổi giai đoạn cuối đã lan sang cả hai bên phổi, các khu vực lân cận hoặc các cơ quan xa hơn như gan, não, xương…

Trong khi đó, ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) được chia thành hai giai đoạn chính:

  • Giai đoạn hạn chế: Tế bào ung thư chỉ nằm trong một phần phổi hoặc các hạch bạch huyết gần bên đó.
  • Giai đoạn mở rộng: Các tế bào ung thư đã lan rộng ra toàn bộ lá phổi, phổi đối diện, hoặc đến các hạch bạch huyết ở đối diện và cơ quan khác xa hơn như tủy xương và chất lỏng xung quanh phổi.

Thống kê cho thấy, 2/3 số ca mắc ung thư phổi tế bào nhỏ khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn lan rộng.

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi 

Những biểu hiện của ung thư phổi

Các biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn đầu: 

  • Ho kéo dài, dai dẳng, không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Triệu chứng khó thở dần trở nên nghiêm trọng, thậm chí ngay cả khi không vận động nhiều. 
  • Ho kèm theo máu là dấu hiệu cảnh báo sớm cần được chú ý.
  • Cảm giác đau hoặc tức vùng ngực, có thể không liên quan đến vận động hay hoạt động nặng.

Các biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn cuối:

  • Các cơn đau có thể lan ra các vùng khác như lưng và đầu khi tế bào ung thư phổi di căn.
  • Tình trạng sụt cân đột ngột và không rõ nguyên nhân, thường là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư.
  • Mệt mỏi không cải thiện, dù đã nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Những cơn đau ở vùng xương hông, lưng, hoặc sườn có thể là biểu hiện của sự lan rộng của khối u.

Một số trường hợp ung thư phổi không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có thể phát hiện qua các phương pháp xét nghiệm lâm sàng như chụp X-quang hoặc CT scanner.

biểu hiện của ung thư phổi
Những biểu hiện của ung thư phổi mà các bệnh nhân thường gặp

Ảnh hưởng của ung thư phổi đến sức khỏe

Bệnh ung thư phổi gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh và có nguy cơ dẫn đến tử vong, đặc biệt là khi khối u lan rộng sang các cơ quan khác.

Các biến chứng thường gặp khi bị ung thư phổi:

Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng như:

  • Tràn dịch hoặc tràn máu ở màng phổi;
  • Tràn dịch trong màng tim;
  • Khối u lan rộng tới các mô và cơ quan khác, ảnh hưởng đến chức năng của chúng;
  • Tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ung thư phổi:

  • Hút thuốc lá: Khoảng 90% trường hợp ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến việc hút thuốc lá do bổ sung quá nhiều β-caroten có trong thuốc lá. Ngoài ra, việc tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên cũng khiến 4% người không hút thuốc mắc bệnh. 
  • Môi trường làm việc: Những người làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, môi trường công nghiệp nặng như sản xuất thép, niken, crom, hoặc khí than, 
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ: Công nhân làm việc trong các ngành khai thác uranium, fluorspar và hacmatite có nguy cơ cao tiếp xúc với radon – loại khí phóng xạ có thể gây nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi.
  • Yếu tố di truyền: Đột biến gen di truyền có thể làm tăng nguy cơ u ác tính. Nguy cơ này càng cao nếu người bệnh có thói quen hút thuốc hoặc tiếp xúc với chất gây ung thư. Người có tiền sử gia đình, đặc biệt là bố mẹ hoặc anh chị em mắc ung thư phổi cũng sẽ là nguyên nhân dễ mắc ung thư phổi.
  • Xạ trị vùng ngực: Nếu đã từng xạ trị cho một loại ung thư khác, nguy cơ phát triển u ác tính ở phổi cũng có thể xảy ra.
  • Tiền sử bệnh phổi: Các bệnh lý mãn tính về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc bệnh lao, cũng có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
  • Người nhiễm HIV: HIV sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cho người bệnh dễ nhiễm thêm các loại virus khác, tăng nguy cơ ung thư phổi.
nguyên nhân ung thư phổi
Ung thư phổi xuất hiện và phát bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng 90% là do hút thuốc lá

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Ung thư phổi

BS.CKII. Ngô Thanh Thuý chia sẻ, để chẩn đoán bệnh ung thư phổi, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một loạt phương pháp chẩn đoán như sau: 

  • Chụp X-quang lồng ngực: Giúp phát hiện các bất thường trong phổi, đặc biệt là khối u hoặc tổn thương sớm.
  • Chụp CT lồng ngực: Phương pháp này giúp xác định chính xác kích thước, vị trí của khối u và liệu nó đã lan ra ngoài phổi hay chưa.
  • CT ngực tia thấp (LDCT): Đây là kỹ thuật chụp với liều tia thấp, thường được sử dụng để phát hiện sớm ung thư phổi ở giai đoạn đầu.
  • Sinh thiết phổi: Lấy mẫu mô từ vùng có dấu hiệu bất thường, sau đó nhuộm và kiểm tra dưới kính hiển vi để đánh giá mức độ ác tính.
  • Xét nghiệm máu và mẫu đờm: Có thể giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư hoặc các vấn đề liên quan đến hô hấp.
  • Nội soi phế quản: Kỹ thuật này cho phép kiểm tra trực tiếp bên trong phổi và lấy mẫu để xét nghiệm.
  • Hóa mô miễn dịch: Phương pháp xét nghiệm này giúp xác định các protein đặc biệt trong tế bào, hỗ trợ chẩn đoán chính xác loại ung thư.
phương pháp chẩn đoán ung thư phổi
Phương pháp bác sĩ thường chỉ định để có thể chẩn đoán bệnh ung thư phổi

Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư phổi

Biện pháp điều trị chính: 

Ung thư phổi diễn biến theo nhiều giai đoạn khác nhau, và mỗi giai đoạn bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Đây là biện pháp được áp dụng khi khối u còn nhỏ và chưa lan rộng. Bệnh nhân cần có thể lực tốt để thực hiện phẫu thuật, nhằm đảm bảo hiệu quả.
  • Xạ trị : Phương pháp này nhắm đến việc tiêu diệt các khối u nhỏ, chưa di căn hoặc kiểm soát sự phát triển của khối u lớn. Biện pháp điều trị tia xạ có thể giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, nhưng ít khi chữa khỏi hoàn toàn.
  • Hóa trị: Đây là phương pháp điều trị toàn thân, dùng thuốc chống ung thư nhằm tiêu diệt và loại bỏ các tế bào ung thư phổi và ức chế khả năng lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Đối với những bệnh nhân có khối u nhỏ, hóa trị mang lại tỷ lệ thuyên giảm cao, lên đến 80-90%. Với các trường hợp giai đoạn muộn, hóa chất chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 
  • Điều trị hỗ trợ: Dành cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối, phương pháp này tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng, giảm đau và chăm sóc bệnh nhân.
  • Liệu pháp miễn dịch tự thân: Đây là bước tiến mới trong điều trị ung thư phổi, giúp tăng cường hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
phương pháp điều trị ung thư phổi
Tùy từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau

Biện pháp hỗ trợ điều trị:

  • Châm cứu và massage: Giúp giảm đau và nâng cao tinh thần.
  • Yoga và thiền: Hỗ trợ cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
  • Sử dụng thảo dược và tinh dầu: Tăng cường chức năng hô hấp và giảm căng thẳng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ: Giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm không chỉ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả mà còn ngăn chặn nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn, hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe.

Chính vì vậy, bạn nên khám tầm soát ung thư phổi định kì hàng năm để đảm bảo sức khỏe bản thân được kiểm tra và phát hiện sớm những bất thường cũng như dấu hiệu sớm của các loại bệnh.   

Tại khoa Tổng quát – Nội tiết tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn (SIGC), bạn có thể tham khảo Gói tầm soát bệnh ung thư Phổi để được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm quan trọng để tầm soát bệnh. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề có thể liên quan đến ung thư phổi, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị và theo dõi. Đặc biệt, hồ sơ sức khỏe của bạn sẽ được lưu trữ dưới dạng điện tử, giúp dễ dàng theo dõi và cung cấp thông tin qua email hoặc Hồ sơ Báo cáo Y khoa khi cần thiết. Liên hệ ngay với SIGC qua số hotline (028) 38.213.456 để được đội ngũ bác sĩ của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn và đặt lịch khám nhanh nhất nhé! 

Thói quen sinh hoạt và các cách phòng ngừa bệnh Ung thư phổi

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế phát triển của ung thư phổi

Chế độ sinh hoạt:

  • Thực hiện nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị ung thư phổi.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng
  • Ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt
  • Duy trì thói quen tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh xa những môi trường có chứa hóa chất độc hại, phóng xạ hoặc ô nhiễm.
  • Liên hệ với bác sĩ ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường.
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng bệnh, từ đó điều chỉnh phương pháp điều trị hợp lý nếu bệnh không thuyên giảm.
  • Tâm lý tích cực đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Nên chia sẻ với người thân, nuôi thú cưng hoặc tham gia các hoạt động giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn.

Chế độ ăn uống: Bổ sung rau củ, trái cây giàu vitamin vào các bữa ăn hàng ngày. 

xây dựng chế độ sinh hoạt
Xây dựng chế động sinh hoạt và ăn uống để hạn chế bệnh ung thư phổi phát triển

Một số biện pháp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả

Để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, bạn có thể tham khảo những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc từ môi trường xung quanh;
  • Tránh xa các chất độc hại như hóa chất công nghiệp, radon, và các loại phóng xạ;
  • Đảm bảo kiểm tra nồng độ radon trong nhà định kỳ;
  • Thực hiện thói quen tập thể dục đều đặn;
  • Tiến hành sàng lọc ung thư phổi và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm;
  • Tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây.
phòng ngừa bệnh ung thư phổi
Từ bỏ thuốc lá và tránh xa các chất độc là cách phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả nhất

Ngoài ra, việc tầm soát ung thư phổi là cực kỳ cần thiết đối với nhóm người có nguy cơ cao, bao gồm:

  • Những người hút thuốc với mức độ 20 gói/năm (tương đương 1 gói mỗi ngày trong 20 năm);
  • Người từ 50 đến 80 tuổi, có tiền sử hút thuốc trong 15 năm gần đây hoặc vẫn đang hút thuốc.
  • Lưu ý rằng, việc tầm soát nên tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao kể trên. Để được chẩn đoán và điều trị ung thư phổi, hãy đến với SIGC, nơi có đội ngũ chuyên gia uy tín và trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ bạn kiểm tra sức khỏe toàn diện.

Những câu hỏi thường gặp (bổ sung thêm 2 câu) 

Ung thư phổi có khả năng tái phát không?

Khả năng ung thư quay trở lại có thể khác nhau tùy theo loại ung thư phổi. Đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn sớm (giai đoạn I – II), phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u. Dù đã loại bỏ toàn bộ, có khoảng 30 – 55% bệnh nhân có nguy cơ tái phát trong 5 năm đầu sau phẫu thuật.

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi

Tiên lượng sống của người mắc ung thư phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, loại tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe tổng thể và phản ứng với phương pháp điều trị. Một số trường hợp ung thư phổi giai đoạn 4 có thể sống thêm 7 – 10 năm nếu đáp ứng tốt với phác đồ điều trị.

Tại sao không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi?

Mặc dù không sử dụng thuốc lá, vẫn có nhiều yếu tố khác có thể làm tăng khả năng mắc ung thư phổi. Một số yếu tố bao gồm: tuổi tác, tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, khói từ việc nấu nướng, khí radon, môi trường sống hoặc làm việc trong không khí bị ô nhiễm, yếu tố di truyền, hoặc các bệnh lý phổi tiềm ẩn. 

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc hiểu rõ về các triệu chứng ban đầu, nguyên nhân và tầm quan trọng của việc thăm khám định kỳ là bước đầu tiên trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Hãy đừng để “kẻ giết người thầm lặng” này có cơ hội đe dọa cuộc sống của bạn. 

Nếu bạn cần được tư vấn chuyên sâu về các dấu hiệu sớm của ung thư phổi hoặc có nhu cầu thăm khám, hãy liên hệ ngay với SIGC để đặt lịch hẹn và nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trong hành trình bảo vệ sức khỏe của mình.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+