Virus Ebola: Bệnh dịch nguy hiểm

Virus Ebola: Bệnh dịch nguy hiểm

Bệnh virus Ebola (EVD) (hoặc sốt xuất huyết Ebola (EHF)) là tên gọi của bệnh trên người bị gây ra bởi virus Ebola. EVD là một bệnh sốt xuất huyết (VHF), và lâm sàng là gần như không thể phân biệt được virus bệnh Marburg (MVD). Tên này lấy từ tên con sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi mà virus này đã bộc phát lớn lần đầu tiên vào năm 1976. Đây là căn bệnh nghiêm trọng gây nguy cơ tử vong cao ở người lên tới 90%

Nguyên nhân:

Bệnh virus Ebola bị gây ra bởi bốn trong nhóm năm loài virus Ebola, họ Filoviridae, bộ Mononegavirales. Khi bệnh bộc phát ra, những người có nguy cơ mắc bệnh nhất là những người chăm sóc bệnh nhân, hoặc có tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân.

Virus Ebola

Tình hình dịch Ebola:

  • Trong tháng 2 / 2014 tại các nước Tây Phi, Guinea, Sierra Leone và Liberia đã có những ca bệnh bị nghi ngờ là phát xuất từ bệnh Virus Ebola
  • Ngày 8/8 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, do đó, Ebola đã trở thành một hiểm họa “đại dịch” toàn cầu.
  • Tính đến ngày 18/8, tổng cộng có 2.473 trường hợp mắc ebola, trong đó 1.350 trường hợp tử vong.

Cách lây truyền bệnh:

cach lay truyen benh Ebola taimuihongsg

Trong thiên nhiên, virus Ebola tồn tại trong một loài dơi chuyên ăn quả ở châu Phi. Tuy nhiên, chỉ có người và động vật linh trưởng (khỉ, khỉ đột, đười ươi, tinh tinh…) mới là vật chủ để virus này gây bệnh. Virus này sẽ hiện diện trong máu và các dịch tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, tinh dịch…) của loài động vật linh trưởng này.

Con người chúng ta bị lây khi tiếp xúc với những con vật này bị chết mà không có biện pháp bảo hộ thích hợp. Ngoài ra, người ta cũng ghi nhận một số người bị lây nhiễm do tiếp xúc hoặc ăn uống thịt các thú rừng bị bệnh hoặc chết như: nhím, linh dương, mặc dù những loài thú này không phải là vật chủ của virus Ebola.

Khi một người bị nhiễm virus Ebola, lúc đó virus có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người vì máu và các dịch tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, tinh dịch, sữa mẹ…) của người bị nhiễm bệnh cũng chứa virus Ebola.

Người ta ghi nhận sau thời kỳ ủ bệnh từ 2-21 ngày tùy người thì bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng, lúc đó bệnh nhân có thể lây lan virus từ người sang người. Tuy nhiên, việc lây truyền từ người sang người xảy ra qua những con đường sau:

  • Da hoặc niêm mạc miệng, má, mũi, đường tiêu hóa, đường sinh dục bị trầy xước tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân.
  • Da hoặc niêm mạc miệng, má, mũi, đường tiêu hóa, đường sinh dục bị trầy xước tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh đã bị nhiễm bẩn bởi dịch tiết của bệnh nhân như quần áo, chăn màn, drap trải giường, kim tiêm…
  • Nghi lễ chôn cất hoặc tẩm liệm người chết vì bệnh Ebola mà có tiếp xúc trực tiếp với thi thể cũng có thể làm lây bệnh từ người sang người.
Các phương thức lây nhiễm virus Ebola
Các phương thức lây nhiễm virus Ebola

Dấu hiệu và triệu chứng:

Về mặt lâm sàng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở vùng Châu Phi xích đạo như các virus sốt xuất huyết, sốt rét falciparum, sốt thương hàn, bệnh vi khuẩn Shigella, bệnh rickettsia, bệnh tả, nhiễm trùng huyết hoặc EHEC ruột Gram âm.

  • Thời gian ủ bệnh trung bình là 12,7 ngày (độ lệch chuẩn = 4.3 ngày), nhưng có thể dài đến 25 ngày(4)
  • Khởi phát đột ngột giống như cúm : sốt, khó chịu , ớn lạnh, đau khớp ,đau cơ và đau ngực. Buồn nôn kèm theo đau bụng, chán ăn, tiêu chảy và nôn mửa. Có thể có  viêm họng với đau họng, ho, khó thở, và nấc cụt
  • Hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng : đau đầu nghiêm trọng, tình trạng kích động, lú lẫn, mệt mỏi, trầm cảm, co giật, và đôi khi hôn mê
  • Hệ thống tuần hoàn cũng thường gặp, với các dấu hiệu nổi bật nhất là phù nề và viêm kết mạc.
  • Các triệu chứng xuất huyết là không thường xuyên (ít hơn 10% trường hợp cho hầu hết các type huyết thanh), và bao gồm nôn ra máu, ho ra máu, phân đen, và chảy máu từ màng nhầy (gastroinestinal đường, mũi, âm đạo và nướu)
  • Biểu hiện trên da có thể bao gồm: phát ban đốm diện rộng, đốm xuất huyết, xuất huyết ban, các vết bầm máu, và máu tụ (đặc biệt là xung quanh các điểm kim tiêm)

Tiến triển các triệu chứng xuất huyết là dấu hiệu của một tiên lượng nặng. Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết không dẫn đến sự giảm thể tích tuần hoàn và không phải là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong mà thường tử vong là do hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (MODS) do tái phân phối thể tích hạ huyết áp, đông máu nội mạch, và hoại tử mô trung tâm.

dau hieu Ebola taimuihongsg

Điều trị:

  • Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Bệnh nhân được điều trị và chữa triệu chứng là chính, bao gồm uống nhiều nước và điện giải, lượng ôxy và duy trì huyết áp, chữa bội nhiễm nếu cần(7).
  • Bệnh nhân được xuất viện khi sau 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải virus ra môi trường như đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu…; Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt, tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày.

Phòng tránh:

Vì bệnh chưa có vắc xin nên chúng ta có thể áp dụng những cách phòng chống sau:

  • Để phòng lây nhiễm virus Ebola cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm virus Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời. Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây; Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Đối với người bệnh cần thực hiện cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh; hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.
Nhân viên y tế đang động viên BN bị nhiễm virus Ebola. Ảnh: WHO/Chris Black
Nhân viên y tế đang động viên BN bị nhiễm virus Ebola. Ảnh: WHO/Chris Black
  • Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
Rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh Ebola
Rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh Ebola
  • Không nên ăn thịt rừng.
  • Nên nấu chín thật kỹ thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
  • Tình dục an toàn: sử dụng bao cao su…
  • Những bệnh nhân đã chết vì Ebola nên được xử lý cẩn thận và sử dụng găng tay, khẩu trang, nón bảo hộ và nên chôn cất ngay lập tức, không để kéo dài.
Nhân viên tình nguyện trong Tổ chức trợ giúp y tế mang xác BN bị bệnh Ebola tại Guekedou, vào 01/04/2014. (Ảnh: AFP)
Nhân viên tình nguyện trong Tổ chức trợ giúp y tế mang xác BN bị bệnh Ebola tại Guekedou, vào 01/04/2014. (Ảnh: AFP)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+