Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau họng

Súc miệng bằng nước muối có giúp giảm đau họng, viêm họng?

Viêm họng là một căn bệnh thường gặp và dễ gây mệt mỏi, khó chịu ở người bệnh. Nhiều người đã sử dụng nước muối để giảm triệu chứng viêm họng, nhưng liệu phương pháp súc miệng bằng nước muối có giúp giảm đau viêm họng và thực sự hiệu quả? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách súc miệng bằng nước muối và tính hiệu quả của phương pháp này.

Viêm họng có nên súc miệng nước muối?

Nước muối loãng có tính ưu trương (hypertonic). Điều này có nghĩa là nước muối có áp suất thẩm thấu cao hơn chất lỏng trong các tế bào của bạn. Vì vậy, khi bạn khò nước muối trị ho, chất lỏng trong các tế bào sẽ bị hút ra bề mặt. Virus hoặc vi khuẩn có trong cổ họng của bạn sẽ bị hút ra bề mặt cùng với chất lỏng. Bạn có thể dễ dàng nhổ bỏ chúng ra cùng với nước muối.

Súc miệng nước muối có giảm đau họng không?
Súc miệng bằng nước muối có giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng

Súc miệng bằng nước muối cũng giúp cổ họng đỡ bị khô, sẽ giúp giảm đau họng. Ngoài ra, muối còn giúp tiêu diệt một số virus và vi khuẩn gây đau họng. Nhưng, bạn nên nhớ, nước muối không phải là thuốc chữa viêm họng. Nó không giúp điều trị triệt để nguyên nhân gây đau họng. Nó chỉ giúp giảm nhẹ cơn đau và giúp bạn thêm niềm tin là bạn sẽ mau khỏi.

Bạn nên pha nước muối trị viêm họng như thế nào?

Hàm lượng muối có trong nước tạo ra sự khác biệt khá lớn. Bạn hãy nghĩ đến vị mặn của nước mắt. Nước muối dùng để súc miệng phải có vị mặn hơn thế. Thông thường, các bác sỹ khuyên nên pha 1/4 thìa cà phê muối vào một nửa cốc nước ấm. Nước ấm không chỉ hòa tan muối dễ dàng mà còn làm tăng lưu lượng máu trong cổ họng, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại muối nào, miễn là pha đúng tỷ lệ. Muối có hạt nhỏ hơn có thể hòa tan nhanh hơn muối hạt to.

cách pha nước muối súc họng
Cách pha nước muối để giảm viêm họng

Viêm họng súc miệng nước muối bao lâu sẽ có hiệu quả?

Sau lần đầu tiên súc miệng với nước muối, bạn sẽ thấy đỡ đau họng hơn trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, bạn phải súc miệng thường xuyên, khoảng 2 – 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ đau họng của bạn. Sau khi súc miệng, bạn nên uống nhiều nước, tránh để cổ họng khô rát.

Ai cũng có thể súc miệng bằng nước muối?

Nếu bạn bị tăng huyết áp, bạn nên tránh súc miệng bằng nước muối. Mỗi khi súc miệng, bạn có thể vô tình nuốt một chút nước muối. Điều này sẽ chẳng gây ra vấn đề gì với người có huyết áp bình thường, nhưng với những người đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp, thì nên hạn chế muối.

Ai có thể súc họng nước muối
Người tăng huyết áp không nên súc họng bằng nước muối

Để giảm đau họng, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên khác như: Ăn súp gà giúp giữ ẩm cổ họng và cũng giúp xoa dịu họng. Món súp cũng giàu chất dinh dưỡng giúp chống nhiễm trùng. Nuốt một thìa mật ong, dùng máy tạo độ ẩm, uống nhiều nước và các chất lỏng khác, tránh xa khói thuốc lá… cũng sẽ giúp giảm đau họng.

Súc miệng bằng nước muối không thể chữa đau họng dứt điểm tuy nhiên súc miệng bằng nước muối giảm đau viêm họng hiệu quả trong thời gian chờ cơ thể tự chữa lành. Trường hợp tự điều trị tại nhà cũng vô cùng phổ biến nhưng lưu ý nếu tình trạng đau họng kéo dài bạn nên đến bệnh viện để khám bệnh và điều trị ngay, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe có thể xảy ra.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+