Trẻ bị sốt rét run phải làm sao? Những sai lầm cha mẹ thường mắc phải
Sốt là triệu chứng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi cơ thể phản ứng với sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng và bối rối khi trẻ bị sốt kèm theo các dấu hiệu run rét, dẫn đến việc xử lý không đúng cách. Vậy trẻ bị sốt rét run phải làm sao? Nên chườm mát hay giữ ấm cho trẻ? Để giúp bạn hiểu rõ hơn và có biện pháp xử lý an toàn, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Trẻ bị sốt rét run vì nguyên nhân gì?
Khi cơ thể trẻ tăng nhiệt độ vượt ngưỡng bình thường, đặc biệt là khi trẻ sốt từ 39 độ C trở lên, cơ thể sẽ tự động kích hoạt cơ chế làm mát. Cơ chế này bao gồm tăng tiết mồ hôi và tăng lưu lượng máu dưới da để giúp hạ nhiệt. Tuy nhiên, mồ hôi thoát ra sẽ khiến trẻ có cảm giác ớn lạnh và rét run, mặc dù nhiệt độ cơ thể vẫn đang cao.
Khi trẻ sốt cao trên 39 độ, có thể xảy ra sốt co giật hoặc sốt rét run, hoặc đôi khi cả hai cùng xuất hiện. Phụ huynh cần lưu ý theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và áp dụng các phương pháp hạ sốt kịp thời. Nếu tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như co giật, hôn mê, nôn mửa… cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám ngay lập tức.
Biểu hiện khi trẻ bị sốt rét run
Trước khi trả lời được câu hỏi “Trẻ bị sốt rét run phải làm sao?”, cha mẹ cần nắm rõ các biểu hiệu đặc trưng của khi trẻ bị sốt rét run như:
- Khi trẻ bị sốt rét run, thường xuất hiện các biểu hiện như cảm thấy lạnh run người, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn và có thể gặp khó khăn khi ngủ. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể thở nhanh và sốt cao.
- Những cơn sốt thường tăng dần trong vòng 1-2 ngày, thậm chí nhiệt độ có thể tăng vọt lên 40 độ C hoặc cao hơn. Sau khi cơn sốt giảm, nhiệt độ cơ thể trẻ có thể trở lại bình thường nhanh chóng nhưng kèm theo việc ra nhiều mồ hôi.
- Các triệu chứng như run lạnh, sốt cao và đổ mồ hôi thường tái phát theo chu kỳ 2-3 ngày, tùy thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.
- Ngoài ra, trẻ có thể có thêm các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, đau nhức toàn thân, đặc biệt là vùng lưng và bụng. Một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng lá lách sưng to bất thường.
Nếu không được điều trị kịp thời, sốt rét run có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến não bộ, làm trẻ có nguy cơ co giật hoặc mất ý thức. Hơn nữa, sốt rét run còn có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ, khiến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Khi trẻ bị sốt rét run cha mẹ phải làm sao?
Khi chăm sóc trẻ bị sốt rét run người, nhiều bậc phụ huynh thường lo ngại rằng con bị lạnh và có xu hướng quấn chăn, ủ ấm kỹ lưỡng hoặc để trẻ trong phòng kín gió. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng khi trẻ đang sốt cao trên 39 độ C. Việc ủ ấm quá mức có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, dẫn đến tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi, và đảm bảo không gian phòng thông thoáng, có luồng không khí lưu thông tự nhiên.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên chườm khăn ấm hoặc lau người cho trẻ bằng khăn ấm, đặc biệt chú trọng các vùng nách và bẹn để giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Việc sử dụng nước lạnh là điều cấm kỵ, vì nó không chỉ khiến trẻ run rẩy mà còn kích thích cơ thể tự động tăng nhiệt độ để chống lại cảm giác lạnh, dẫn đến tình trạng sốt cao hơn sau khi lau.
Ngoài ra, khi trẻ bị sốt rét run phải làm sao, cha mẹ nên chú trọng chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Với trẻ lớn, hãy cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và đảm bảo uống đủ nước để bù lại lượng nước mất đi khi sốt. Trẻ nhỏ đang bú mẹ nên được tăng cữ bú và lượng bú để cung cấp đủ nước và dưỡng chất. Đối với trẻ trên 1 tuổi, có thể bổ sung thêm nước trái cây giàu vitamin C để hỗ trợ hệ miễn dịch.
Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C và không có dấu hiệu giảm sốt, phụ huynh có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol (dưới sự chỉ định của bác sĩ). Điều quan trọng là sau khi cho trẻ uống thuốc, hãy kiên nhẫn chờ khoảng 45 phút để thuốc phát huy tác dụng thay vì đo nhiệt độ ngay. Trong trường hợp trẻ nôn nhẹ sau khi uống thuốc, không cần cho uống lại ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn quá nhiều, hãy đợi khoảng 30 phút trước khi cho trẻ uống liều khác.
Cuối cùng, việc theo dõi nhiệt độ và các dấu hiệu khác của trẻ là cực kỳ quan trọng. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc sốt không hạ, hãy đưa trẻ đến Khoa Nhi của Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ chuyên khoa với kinh nghiệm dày dạn cùng tâm lý thấu hiểu trẻ em sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của trẻ.
Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sốt rét run
Sốt lạnh run người ở trẻ em là tình trạng phổ biến, nhưng cần sự theo dõi sát sao từ cha mẹ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhiều trường hợp sốt có thể được chăm sóc tại nhà với các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên, khi trẻ xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
- Sốt rất cao trên 40 độ C: Đây là mức nhiệt độ có thể gây nguy hiểm đến hệ thần kinh của trẻ.
- Co giật khi sốt: Bao gồm các dấu hiệu như mắt trợn, tay chân co giật không ngừng.
- Mê sảng, mất ý thức: Trẻ có thể nói mê hoặc không nhận biết được xung quanh.
- Biểu hiện mất nước: Khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6-8 giờ hoặc ít hơn bình thường.
- Nôn ói nhiều lần
- Phát ban, da xuất hiện các đốm lạ
- Sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm
- Tri giác bất thường: Trẻ trở nên ngủ li bì, khó đánh thức, không tỉnh táo.
- Bỏ bú, không thể nuốt thức ăn hoặc uống nước: Đây là dấu hiệu của tình trạng suy nhược cơ thể.
- Xuất hiện vết bầm tím hoặc đốm màu đỏ trên da
- Đau đầu dữ dội, đau bụng kéo dài
- Khó thở, tim đập nhanh
FAQs
Trẻ bị sốt rét run có cần kiêng ăn món gì không?
Trẻ bị sốt rét run không cần kiêng kỵ đặc biệt về thức ăn, nhưng nên hạn chế những món khó tiêu, cay nóng. Ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong quá trình hồi phục.
Có nên dùng quạt hoặc máy lạnh khi trẻ bị sốt rét run không?
Khi trẻ bị sốt rét run phải làm sao, cha mẹ có thể sử dụng quạt hoặc máy lạnh ở mức độ nhẹ để giữ không gian phòng thoáng mát. Tuy nhiên, không nên để quạt hoặc luồng gió từ máy lạnh thổi trực tiếp vào người trẻ, vì có thể làm trẻ cảm thấy lạnh hơn và khiến tình trạng rét run trầm trọng hơn.
Làm sao để phân biệt giữa sốt run và co giật do sốt ở trẻ?
Sốt run là hiện tượng trẻ run rẩy nhưng vẫn tỉnh táo, còn co giật do sốt là khi cơ thể co cứng, không kiểm soát được, thường kèm theo mất ý thức tạm thời. Nếu trẻ có dấu hiệu co giật, cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Hy vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã trả lời được cho mình câu hỏi trẻ bị sốt rét run phải làm sao. Nhìn chung sốt rét run ở trẻ là tình trạng rất thường gặp và sẽ không có gì nguy hiểm nếu cha mẹ theo dõi và chăm sóc đúng cách. Và cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi không có sự cho phép của bác sĩ nhé.
Nếu phụ huynh đang có bất kì lo lắng về tình trạng của bé, hãy liên hệ ngay với SIGC để được đội ngũ bác sĩ hỗ trợ tư vấn chi tiết và kịp thời xử lý các vấn đề sức khỏe của trẻ.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/