Bệnh đái tháo đường (Phần II)
BIẾN CHỨNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường:
Biến chứng này phải được xử trí kịp thời và nhập viện ngay.
- Hôn mê do tăng đường huyết: Do nhiễm ceton acid, do tăng áp lực thẩm thấu.
- Hôn mê do hạ đường huyết: Do uống thuốc hạ đường huyết hoặc chích Insulin và ăn uống không đúng cách hoặc do dùng thuốc quá liều.
Biến chứng mãn tính thường gặp của bệnh đái tháo đường
- Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc mắt có thể gây mù.
- Biến chứng thận: Tiểu đạm vi thể, suy thận mãn, tăng huyết áp.
- Biến chứng thần kinh: Viêm đa dây thần kinh, viêm đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh tự chủ,có cảm giác tê tay chân, rối loạn tiết mồ hôi, rối loạn đi tiểu, mất cảm giác dễ gây nên nhiễm trùng bàn chân, loét hoặc hoại thư bàn chân.
- Biến chứng mạch máu lớn: Bệnh mạch vành, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong.
- Và các biến chứng khác của bệnh đái tháo đường như:
- Biến chứng da: Da dầy, bóng nước, loét da, hoại thư, rối loạn tiết mồ hôi, nhiễm trùng da, nấm móng.
- Biến chứng xương khớp: Viêm bao hoạt dịch, gout, bàn chân biến dạng.
- Biến chứng nhiễm trùng: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng phổi, lao phổi, viêm thực quản do nấm, nhiễm trùng bàn chân.
Phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường
- Khám tầm soát đái tháo đường định kỳ, để phát hiện sớm.
- Điều trị tích cực để kiểm soát đường huyết tốt.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
- Tăng vận động thể lực thích hợp.
- Điều chỉnh tốt rối loạn Lipid máu.
- Khám mắt định kỳ.
- Chăm sóc tốt bàn chân.
- Khi phát hiện triệu chứng bất thường thì báo với bác sĩ sớm.
KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường
- Kiểm soát tốt đường huyết để ngăn chặn các biến chứng cấp và mãn tính.
- Khi đường huyết tăng cao sẽ làm tăng gánh nặng cho tế bào ß tuyến tụy làm nặng thêm sự rối loạn tiết Insulin, cũng như sự đề kháng Insulin.
- Khi tăng đường huyết kéo dài sẽ kéo theo sang thương thực thể và sự bài tiết Insulin không phục hồi.
- Gây ra các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường.
Theo dõi đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường:
- Nên xét nghiệm đường huyết tại nhà, rất cần thiết để điều chỉnh tốt đường huyết, hai xét nghiệm thường làm là xét nghiệm đường huyết đói sáng và đường huyết 2 giờ sau ăn.
- Đường huyết đói:
- Kết quả tốt 80 – 120 mg/DL (4.4 – 6.7 mmol/L)
- Chấp nhận được ≤140 mg/DL (≤ 7.8 mmol/L)
- Mục tiêu điều trị ≤120 mg/DL (≤ 6.7 mmol/L)
- Đường huyết 2 giờ sau ăn:
- Kết quả tốt 80 – 160 mg/DL (4.4 – 8.9 mmol/L)
- Chấp nhận được ≤180 mg/DL (≤ 10 mmol/L)
- Mỗi 3 tháng cần đánh giá lại bằng xét nghiệm HbA1C
- Mục tiêu cần đạt HbA1C < 7%
(Một số hình ảnh được thu thập từ internet)
1 | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn |
2 | Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn |
3 | Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) |
4 | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) |
5 | Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp |
Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/ |
|
028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng |
|