CÁC BỆNH GÂY VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở TRẺ EM VÀ CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Các bệnh gây viêm đường hô hấp ở trẻ em và các biến chứng nguy hiểm

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THS.BS. Hoàng Long

Sau khi chào đời, hệ hô hấp của các cháu hoạt động tương đối hoàn chỉnh cung cấp oxy cho phổi, não đồng thời trao đổi khí vào phổi và từ phổi ra ngoài, giúp các cháu khỏe mạnh, phát triển tâm sinh lý tốt.

Bao quanh vùng mũi họng có các cơ quan tham gia chống nhiễm khuẩn bảo vệ cơ thể là Amidan, VA và các xoang.

Ở những năm đầu đời do hệ miễn dịch ở các cháu chưa phát triển đầy đủ nên các cháu rất dễ bị các bệnh liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp. Hệ hô hấp bao gồm miệng, mũi, vòm mũi họng, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Bệnh đường hô hấp là bệnh có thể xảy ra ở đường hô hấp. Để định bệnh và chữa trị người ta chia bệnh đường hô hấp trên và bệnh dường hô hấp dưới.

Viêm đường hô hấp trên:

Viêm mũi, viêm VA, viêm xoang, viêm Amidan, viêm thanh quản. Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xảy ra nhiều hơn, ở các cháu tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và cấp một.

Bệnh đường hố hấp dưới:

Thường do điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên không hiệu quả sẽ dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp dưới. Viêm đường hô hấp dưới để chỉ bệnh ở khí quản, phế quản, và phổi. Khi viêm đường hô hấp dưới là tình trạng bệnh đường hô hấp nặng, suy hô hấp có thể tử vong.

Để tiện cho các bậc cha mẹ theo dõi và chăm sóc con cái, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh thường gặp do viêm đường hô hấp trên ở các cháu lứa tuổi mẫu giáo, nhà trẻ đến cấp một (từ 01 tuổi đến 10 tuổi).

Bệnh đường hố hấp

BỆNH VIÊM VA

Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới nắng nóng, mưa nhiều các cháu nhỏ thường dễ bị viêm mũi họng cấp sau khi đi chơi ngoài trời dưới trời nắng, tắm biển hay do sử dụng máy lạnh, quạt máy…Bệnh thường xảy ra viêm đường hô hấp trên bởi hai ổ viêm VA và Amidan.

Bình thường, VA chỉ là một gờ niêm mạc dầy lên ở vòm mũi họng. VA là cơ quan đánh chặn vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp trên nên dễ bị viêm.

Biểu hiện lâm sàng

  • Sốt cao: 39 – 40độ, đôi khi co giật.
  • Nghẹt mũi: Do niêm mạc mũi họng, VA bị sưng, phù nề gây nghẹt mũi.
  • Chảy dịch: Trẻ bị chảy mũi nhiều. Ban đầu dịch trong sau đó chuyển sang màu trắng, có mùi tanh.
  • Rối loạn tiêu hóa: Dịch chảy xuống họng bị trẻ nuốt gây rối loạn dường tiêu hóa, tiêu chảy, đầy bụng, dẫn đến chán ăn.
  • Ho: Một phần dịch chảy vào khí quản, phế quản gây ra phản xạ ho.
  • Khò khè, khó thở: Do dịch chảy vào phế quản gây viêm phế quản, thở khò khè, thở rít như hen.
  • Nằm sấp khi ngủ: Khi ngủ trẻ phải nằm sấp mới thở được tuy nhiên giấc ngủ không sâu, dễ thức, ngủ ngáy.

>>> Xem thêm về ho ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chẩn đoán:

Trẻ phải được khám chuyên khoa tai mũi họng hay chuyên khoa nhi. Các triệu chứng kể trên giúp cho chẩn đoán bệnh chính xác.

Cần làm xét nghiệm công thức máu để đánh giá và đề phòng sốt xuất huyết.

Hình VA ở vòm mũi họng

Hình A: VA bình thường ở vòm mũi họng.

Hình B: Nhìn từ họng lên: VA viêm quá phát (lớn)ở vòm mũi họng.

Hình C: Nhìn từ cửa mũi vào: VA viếm quá phát che gần kín cửa mũi sau.

Điều trị:

Khi chẩn đoán bệnh viêm VA sau viêm mũi họng cấp cần phải dùng thuốc theo phác đồ điều trị bệnh viêm mũi họng – viêm VA nhằm giảm triệu chứng sốt, nghẹt mũi, chảy mũi, ho:

  • Kháng sinh nên dùng loại dung dịch siro giúp cho trẻ dễ uống.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau có thể uống hay nhét hậu môn.
  • Thuốc kháng Histamine siro.
  • Xịt mũi bằng nước muối sinh lý 9%o (Xisat).
  • Để bệnh giảm nhanh nên kết hợp với rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại bác sĩ tai mũi họng.
  • Nếu VA quá phát gây nghẹt mũi, chảy mũi, ho, ngủ ngáy thường xuyên cần phải nạo VA. 95% các cháu sau nạo VA sẽ khỏi bệnh. 5% còn lại thường có biến chứng viêm mũi xoang trẻ em, viêm tai giữa.

Chăm sóc ăn uống:

  • Cho trẻ ăn nhẹ như sữa, cháo đủ dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn nhẹ như sữa

  • Giữ thoáng mát cho trẻ, khi sốt cao nên lau mát đề phòng co giật.
  • Phòng máy lạnh nên có thêm máy tạo độ ầm để các cháu thở tốt.
  • Cần theo dõi sát và báo bác sĩ điều trị thăm khám khi bé có biểu hiện thay đổi.

Phòng bệnh

  • Giữ môi trường sinh hoạt, vui chơi, ăn, ngủ của bé thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
  • Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn thực phẩm.
  • Hàng ngày nên xịt nước muối sinh lý ít nhất một lần vào mũi, họng các bé.
  • Ngủ đúng giờ theo qui định.

Ngủ đúng giờ theo qui định.

II. Viêm Amidan cấp (tiếp theo)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+