Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung

10 Dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhận biết phụ nữ đừng nên bỏ qua

BS.CKII. Ngô Thanh Thúy

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS.CKII. Ngô Thanh Thúy

Giám đốc Cơ sở 2 Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn

Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung ban đầu có thể không rõ ràng để chẩn đoán được chính xác. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển các triệu chứng như chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau lưng sẽ xuất hiện. Vì thế bạn cần chủ động đi thăm khám sớm để biết cách phòng ngừa và chữa trị cho bản thân càng sớm càng tốt. Tất cả thông tin về ung thư tử cung đã cung cấp ngay trong bài viết này!

Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần cổ của tử cung. Cổ tử cung nối liền thân tử cung với âm đạo. Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung trở nên bất thường và phát triển ngoài vòng kiểm soát.Tiến triển của ung thư cổ tử cung có thể xâm lấn tại chỗ hay lan rộng đến những phần khác của cơ thể. 99.7 % các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm Human Pappilloma Virus (HPV).

Hầu như tất cả ung thư cổ tử cung đều do HPV gây ra: Khoảng 70% số trường hợp là do loại 16 và 18, phần lớn còn lại là do loại 31, 33, 45, 52 và 58.

Tử cung bình thường và ung thư cổ tử cung
So sánh giữa tử cung bình thường và ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung – Mối đe dọa nguy hiểm cho phụ nữ Châu Á

  • Tại Châu Á – Thái Bình Dương, cứ mỗi 4 phút lại có 1 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung.
  • Mỗi năm, ước tính có khoảng 270.000 ca ung thư mới phát hiện và 140.000 phụ nữ chết vì căn bệnh này.
  • Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 6.200 ca mắc mới và trên 3.300 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư cổ tử cung tấn công nữ giới vào thời kỳ quan trong nhất trong đời, với tỷ suất mắc tăng đáng kể từ độ tuổi 30 và cao điểm ở nhóm 40 – 49 tuổi.

Các virus phổ biến gây bệnh – HUMAN PAPILLOMA VIRUS (HPV)

Virus Human Papilloma (HPV)

  •  Human papillomavirus (HPV) là loại virus phổ biến. Có hơn 100 tuýp HPV, trong đó 15 tuýp có khả năng gây ung thư gọi là tuýp “nguy cơ cao gây ung thư”.
  • Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không gây triệu chứng gì và tự khỏi sau đó vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiễm HPV tuýp nguy cơ cao gây ung thư có thể tồn tại lâu dài, dẫn đến nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Tiến trình này có thể mất hơn 10 năm.
  • Do đó, việc bảo vệ cơ thể khỏi những HPV nguy cơ cao gây ung thư là rất quan trọng.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung do HPV
Virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Cơ chế lây truyền của HPV

  •  HPV là loại virus phổ biến được lây truyền qua tiếp xúc da ở bộ phận sinh dục nên hầu như bất cứ phụ nữ nào, không kể tuổi tác hay lối sống, đều có thể nhiễm HPV.
  • Người ta ước tính rằng có đến 80% phụ nữ có hoạt động tình dục sẽ có 1 đợt nhiễm HPV trong đời.
  • Trong suốt cuộc đời mình, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải loại virus gây ung thư cổ tử cung.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở phụ nữ bạn nên chú ý

Âm đạo bị chảy máu bất thường

Hiện tượng âm đạo bị chảy máu bất thường có thể xuất hiện khi bệnh nhân quan hệ tình dục, bất thường trong kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau mãn kinh,… Nguyên nhân là do sự biến đổi trong niêm mạc tử cung hoặc khối u tăng dần về kích thước dần xâm lấn đến các vị trí xung quanh. Điều này gây ra tổn thương mạch máu và chảy máu.

Âm đạo bị chảy máu bất thường
Khối u ung thư tăng kích thước và dần xâm lấn đến các vị trí xung quanh gây chảy máu âm đạo

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là một triệu chứng rất hay gặp cho thấy dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân là do sự phát triển của ung thư gây ra sự mất cân bằng các hormone trong cơ thể người bệnh. Các biểu hiện như chậm kinh; kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường; kinh nguyệt ra nhiều hoặc không đều,…

Ung thư ảnh hưởng kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi khi mắc ung thư cổ tử cung

Dịch âm đạo biến đổi bất thường

Dịch âm đạo sẽ có sự bất thường như sau:

  • Thể chất: nhầy hoặc loãng.
  • Mùi: Mùi hôi khó chịu.
  • Màu sắc: trắng đục hoặc trắng xanh như mủ hoặc dịch tiết ra có lẫn màu hồng của máu,…
Dịch âm đạo biến đổi bất thường là dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Dịch âm đạo trở nên nhầy, loãng và trắng đục là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Đau rát ở vùng xương chậu và lưng dưới

Vùng xương chậu, thắt lưng thường xuất hiện các cơn đau âm ỉ, có khi đau dữ dội. Nguyên nhân của tình trạng này là khối u cổ tử cung phát triển dần lên về kích thước, khiến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào bị cản trở.

Dấu hiệu đau rát ở vùng xương chậu và lưng dưới
Kích thước khối u ung thư cổ tử cung tăng gây đau vùng xương chậu và lưng dưới

Bị đau khi quan hệ tình dục

Khi làm “chuyện ấy”, có lực tác động trực tiếp đến tổn thương tại cổ tử cung của khiến người bệnh có cảm giác đau. Dù triệu chứng đau khá thường gặp khi quan hệ nhưng đây cũng là một dấu hiệu không thể bỏ qua và cần được quan tâm.

Bị đau khi quan hệ tình dục là biểu hiện ung thư cổ tử cung
Quan hệ tình dục tác động trực tiếp đến tổn thương tại cổ tử cung khiến người bệnh bị đau

Tiểu không kiểm soát

Các triệu chứng cảnh báo dấu hiệu ung thư cổ tử cung như đi tiểu với tần suất nhiều hơn, tiểu tiện mất kiểm soát, nước tiểu có mùi bất thường, màu bất thường, đặc biệt nước tiểu có lẫn máu. Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này là sự chèn ép của u gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của lưu thông đường tiểu và thậm chí cả đường ruột. Một số rối loạn đại tiện cũng có thể gặp như tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón,….

dấu hiệu tiểu tiện bất thường
Tiểu tiện bất thường là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Khó chịu khi tiểu tiện

Cảm giác khó chịu như tiểu buốt, châm chích khi tiểu tiện cũng là một dấu hiệu điển hình của ung thư cổ tử cung. Cho thấy ung thư có thể đã lan sang các mô lân cận, ngoài cổ tử cung.

Dấu hiệu Khó chịu khi tiểu tiện
Tiểu buốt, châm chích khi tiểu tiện cũng là một dấu hiệu điển hình của ung thư cổ tử cung

Cân nặng biến đổi thất thường

Bệnh nhân có thể sẽ bị sụt cân trong một thời gian ngắn không rõ nguyên nhân. Trong ung thư cổ tử cung, triệu chứng này được giải thích là do các vấn đề liên quan đến tiêu hóa hoặc rối loạn toàn thân gây ra.

Chân bị sưng đau

Khối u phát triển gây chèn ép dây thần kinh ở chi dưới, người bệnh sẽ sưng đau ở chân và dần ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Dấu hiệu chân bị sưng đau của ung thư cổ tử cung
Khối u ung thư cổ tử cung chèn ép thần kinh chi dưới khiến người bệnh bị sưng đau chân

Cơ thể bị mệt mỏi liên tục

Khi mắc ung thư cổ tử cung, người bệnh sẽ suy giảm miễn dịch, giảm số lượng của các tế bào máu, dẫn đến thiếu máu. Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon,… do vậy mà thiếu năng lượng, suy nhược. Cơ thể của người mắc ung thư cổ tử cung lúc này sẽ có trạng thái mệt mỏi, yếu ớt, không muốn làm gì.

Người bệnh thường xuyên mệt mỏi khi mắc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung làm người bệnh suy giảm miễn dịch gây suy nhược và mệt mỏi

>>> Tìm hiểu thêm về ung thư cổ tử cung qua tài liệu sau:

Nguồn: Ung thư cổ tử cung – MSD Manuals

Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ

Khám sàng lọc

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc khám sàng lọc sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi như sau:

Đối tượng phụ nữ từ 21 – 29 tuổi

Nữ giới từ 21 tuổi có thể bắt đầu tầm soát dấu hiệu ung thư cổ tử cung bằng PAP. Nếu kết quả xét nghiệm là bình thường thì sau 3 năm có thể tiến hành tiếp.

Đối tượng phụ nữ từ 30 – 65 tuổi

  • Chỉ làm xét nghiệm PAP: Nếu kết quả xét nghiệm là bình thường, sau 3 năm có thể tiến hành xét nghiệm lại.
  • Chỉ làm xét nghiệm HPV: Nếu kết quả xét nghiệm là bình thường, sau 5 năm có thể tiến hành xét nghiệm lại.
  • Kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP: Nếu bộ đôi xét nghiệm cho kết quả đều bình thường, có thể tiến hành sau 5 năm cho lần sàng lọc tiếp theo.

Đối tượng phụ nữ trên 65 tuổi

Ở nhóm tuổi này, những phụ nữ đã xét nghiệm tầm soát và có kết quả bình thường trong nhiều năm không cần thực hiện lại. Hoặc những phụ nữ đã được cắt bỏ cổ tử cung trong bệnh lý lành tính như u xơ tử cung,… thì không cần khám sàng lọc.

Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm PAP

  • Cách tiến hành: Dùng mỏ vịt nhựa hoặc kim loại quan sát bên trong âm đạo và cổ tử cung. Đồng thời lấy bệnh phẩm bên trong dùng để xét nghiệm HPV và các bệnh lý khác như nhiễm nấm, vi khuẩn,…
  • Mục đích: phát hiện dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung, những thay đổi tế bào có thể quan sát được trên cổ tử cung mà có thể tiến triển thành ung thư.
Xét nghiệm PAP tầm soát ung thư cổ tử cung
Hình minh họa phương pháp xét nghiệm PAP tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm HPV

Lấy bệnh phẩm và xét nghiệm xác định các tuýp virus HPV có khả năng cao gây ra ung thư cổ tử cung như tuýp HPV 6, 11, 16 và 18.

2 phương pháp phổ biến để xét nghiệm ung thư cổ tư cung
2 phương pháp phổ biến để xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Tiêm ngừa vắc xin HPV để phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung

Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung giúp cơ thể thành lập miễn dịch đối với bệnh. Vaccine phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch nhận diện và tiêu hủy virus hay mầm bệnh trước khi nhiễm trùng xảy ra hoặc trước khi bệnh tiến triển hoàn toàn.

Tại Mỹ, tiêm dự phòng HPV được khuyến cáo cho nữ giới từ 11 tuổi hoặc 12 tuổi, nhưng cũng có thể bắt đầu tiêm từ 9 tuổi.

Tại Việt Nam, việc tiêm vaccine HPV được khuyến cáo cho tất cả nữ giới dưới 26 tuổi và nên tiêm dự phòng trước khi quan hệ tình dục. Phụ nữ trên 26 tuổi thường không được khuyến cáo do độ tuổi này nguy cơ phơi nhiễm với virus HPV cao, tiêm ít mang lại lợi ích dự phòng bệnh. Tuy nhiên, ở nữ giới 27 đến 45 tuổi chưa được tiêm chủng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về trường hợp của mình, bác sĩ sẽ tư vấn loại vaccine có thể sử dụng.

Hiện nay đã có vaccine có tác dụng dự phòng ung thư cổ tử cung gây ra bởi những tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất như HPV 6, 11, 16 và 18. Liệu trình tiêm vaccine gồm 3 mũi :

  • Mũi 1: Thời điểm người bệnh quyết định tiêm.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.

Việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine song song với phết tế bào cổ tử cung sẽ giúp phòng ngừa dấu hiệu ung thư cổ tử cung tối ưu nhất.

vaccine ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm vaccin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nữ giới này, do vậy tất cả mọi người cần tạo cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, nhẹ nhàng với dung dịch vệ sinh phù hợp.
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập luyện thể thao và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nên chọn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, E A, rau củ như nghệ, cà chua, cà rốt, …. để chống lại tác động của các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh ung thư.
Quan hệ tình dùng với bao cao su để ngừa ung thư cổ tử cung
Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

>> Xem thêm về sống khỏe ung thử cổ tử cung tại video sau:

Một số thắc mắc về dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng hai phương pháp kể trên hiện đang là cách sàng lọc ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất.

Cần lưu ý gì trước khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung?

Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm có kết quả chính xác nhất, bạn cần lưu ý như sau:

– Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc tác động đến âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.

– Nên đi khám và xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 đến 5 ngày.

– Nên điều trị viêm nhiễm trước khi làm xét nghiệm.

Sau khi làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung có hoạt động bình thường được không?

Sau khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư, bệnh nhân hoàn toàn có thể vận động đi lại, ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, nên kiêng quan hệ tình dục sau 1 -2 ngày.

Khi cảm thấy có những dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bạn đừng lo lắng bởi vì nó rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm nhiễm phụ khoa bình thường. Vì thế, bác sĩ chuyên khoa đã khuyến nghị là phụ nữ nên chủ động khám sức khỏe định kỳ 1 năm/2-3 lần để có thể tầm soát ung thư cổ tử cung và tìm cách phòng ngừa hiệu quả, chẳng hạn như tiêm HPV là cách tốt nhất mà hầu hết phụ nữ nên làm, tiêm càng sớm hiệu quả phòng tránh được bệnh ung thư cổ tử cung cực cao. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp hãy tìm đến địa chỉ Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn để được các bác sĩ có chuyên môn cao tư vấn và hỗ trợ nhé.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+