Xét nghiệm HP là gì?

Xét nghiệm HP là gì? Các cách xét nghiệm HP và khi nào cần thực hiện

BS. Mai Thị Diệu Trinh

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Mai Thị Diệu Trinh

Bác sĩ Khoa Tiêu hóa Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn


Xét nghiệm HP là bước quan trọng để phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Với các phương pháp hiện đại, bài viết từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.

Xét nghiệm HP là gì?

Xét nghiệm HP là một quá trình kiểm tra để xác định sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) trong dạ dày và tá tràng. HP là một loại vi khuẩn xoắn ốc, có khả năng sống trong môi trường axit mạnh của dạ dày, là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày cấp, ung thư dạ dày và các vấn đề khác.

test hp dạ dày
Test hp dạ dày là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vi khuẩn HP ảnh hưởng đến khoảng 50% dân số toàn cầu, nhưng tỷ lệ nhiễm có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, với tỷ lệ nhiễm ở các nước phát triển thường thấp hơn so với các nước đang phát triển. Một nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm HP lên đến khoảng 70-80% ở người trưởng thành, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh dạ dày.

Vi khuẩn HP lây qua nhiều con đường như ăn uống, nước bọt, dụng cụ y tế không đảm bảo vệ sinh. Chính vì vậy, xét nghiệm vi khuẩn HP không chỉ giúp đánh giá bệnh nhân mà còn giúp xác định nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Test HP được khuyến cáo thực hiện khi các đối tượng nguy cơ có các dấu hiệu tổn thương về tá tràng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, khi có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý về dạ dày. Việc phát hiện sớm HP giúp bác sĩ điều trị vi khuẩn kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Các phương pháp xét nghiệm HP

Có nhiều phương pháp đánh giá để xác định vi khuẩn HP trong cơ thể. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng phù hợp điều kiện sức khỏe khác nhau giữa bệnh nhân, nhưng tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.

test hp đường máu
Có thể xét nghiệm hp bằng máu

Xét nghiệm máu (Xét nghiệm huyết thanh)

Phương pháp test HP máu giúp tìm ra các kháng thể chống lại vi khuẩn HP trong máu. Khi cơ thể bị nhiễm HP, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại vi khuẩn này. Mặc dù xét nghiệm máu đơn giản, nhanh chóng, nhưng độ chính xác không cao, đặc biệt là trong các trường hợp nhiễm HP lâu dài. Độ nhạy của xét nghiệm máu trong việc đá nhiễm HP dao động từ 70%- 80%, độ đặc hiệu từ 80% – 90%, nhưng nó không thể nhận diện giữa nhiễm trùng hiện tại hay trong quá khứ.

Nội soi dạ dày (Xét nghiệm qua sinh thiết)

Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ có gắn camera vào dạ dày để quan sát trực tiếp các tổn thương, viêm loét. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) từ niêm mạc dạ dày để test HP. Mẫu này được kiểm tra bằng nhiều cách như test urease nhanh, nuôi cấy vi khuẩn hoặc xét nghiệm PCR. 

Nội soi giúp xác định sự xuất hiện của HP lên đến 100% trong trường hợp sinh thiết được thực hiện. Tuy nhiên, do đây là một phương pháp xâm lấn, bệnh nhân có thể cảm thấy không thoải mái, phải chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm. Chi phí thực hiện thường cao hơn so với các phương pháp không xâm lấn.

Hiện nay tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC), các bác sĩ thường sử dụng phương pháp nội soi dạ dày tiền mê để người bệnh không cảm thấy đau khi thực hiện. Bên cạnh đó phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn hơn vì có thể giảm tỷ lệ gặp các tác dụng phụ của phương pháp nội soi có sử dụng thuốc mê. 

Xét nghiệm hơi thở (Xét nghiệm urea breath test)

Xét nghiệm hơi thở là một phương pháp phổ biến, chính xác trong việc xác định nhiễm hp. Khi vi khuẩn HP có mặt trong dạ dày, chúng sẽ phân hủy urê thành amoniac, carbon dioxide. Xét nghiệm này yêu cầu bệnh nhân uống một dung dịch chứa urê có gắn đồng vị carbon. Sau đó, hơi thở của người bệnh sẽ được thu thập để phân tích. Nếu có sự hiện diện của HP, carbon dioxide trong đó sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, đây chỉ là xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra lại nồng độ HP sau khi người bệnh đã được điều trị. Đây không phải là xét nghiệm để xác định có vi khuẩn HP trong dạ dày hay không.

Xét nghiệm phân (Xét nghiệm mẫu)

Xét nghiệm phân là một phương pháp không xâm lấn, đơn giản để xác định sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày. Thông qua việc xét nghiệm, vi khuẩn HP được tìm thấy nhờ vào việc tìm kiếm các dấu hiệu của sự nhiễm trùng trong mẫu. Xét nghiệm này có độ nhạy, độ đặc hiệu dao động từ 85% – 90%. Tuy nhiên, kết quả có thể bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn uống hoặc các yếu tố khác trước khi làm xét nghiệm. Hiện tại có nhiều phương pháp xét nghiệm hiện đại và chuẩn xác cao hơn nên phương pháp này hầu như ít hoặc đã không còn được sử dụng.

Khi nào cần xét nghiệm HP?

Xét nghiệm được khuyến cáo trong những trường hợp sau:

  • Triệu chứng tiêu hóa kéo dài: Bệnh nhân gặp tình trạng đau vùng thượng vị, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng liên tục mà không rõ nguyên nhân.
  • Tiền sử gia đình có bệnh lý dạ dày: Đặc biệt là ung thư dạ dày, người thân của bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ.
  • Chữa trị viêm loét dạ dày không hiệu quả: Những trường hợp sử dụng thuốc lâu ngày nhưng không cải thiện triệu chứng cần kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP.
  • Theo dõi sau điều trị HP: Sau khi hoàn tất liệu trình trị liệu, xét nghiệm giúp xác định vi khuẩn đã bị tiêu diệt hoàn toàn hay chưa.
  • Nguy cơ cao do lối sống: Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, có chế độ ăn uống không lành mạnh cũng nên thực hiện xét nghiệm.
  • Trước khi phẫu thuật: Test HP giúp xác định nguyên nhân của các vấn đề dạ dày, đưa ra phương pháp điều chỉnh phù hợp.

Việc xét nghiệm kịp thời không chỉ giúp chẩn đoán chính xác mà còn hỗ trợ bác sĩ xây dựng chiến lược điều trị phù hợp hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tái phát cho bệnh nhân.

Xét nghiệm HP kết quả dương tính nói lên ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm HP dương tính cho thấy sự xuất hiện của vi khuẩn HP trong dạ dày, tá tràng. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nhiễm trùng, quyết định phương pháp đánh giá phù hợp. Thông thường, trị liệu sẽ bao gồm một liệu trình kháng sinh kết hợp với thuốc giảm axit dạ dày để tiêu diệt vi khuẩn, làm lành các tổn thương trong dạ dày. Nếu không thực hiện, vi khuẩn có thể gây viêm loét, các vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy, xét nghiệm dương tính là dấu hiệu quan trọng để bắt đầu quá trình điều trị bệnh, giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

xét nghiệm hp dương tính
Test hp dương tính có nguy cơ bị viêm loét dạ dày

Trong một số trường hợp, kết quả dương tính cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã từng nhiễm vi khuẩn HP trong quá khứ và cơ thể đã tạo ra kháng thể. Vì vậy, để có một phác đồ trị liệu chính xác, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm, thực hiện một cuộc khảo sát về triệu chứng lâm sàng của bạn.

Một nghiên cứu tại Viện Y học Việt Nam cho thấy, sau 14 ngày điều trị kháng sinh, hơn 80% bệnh nhân có kết quả test HP âm tính, chứng minh hiệu quả của việc trị liệu đúng cách trong việc loại bỏ vi khuẩn này khỏi cơ thể.

Những câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Các phương pháp xét nghiệm không xâm lấn như hơi thở, phân hoàn toàn an toàn. Trong khi đó, nội soi có rủi ro nhỏ, nhưng được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa của SIGC nên rất an tâm.

Test HP có đắt không?

Chi phí test HP có thể dao động tùy vào phương pháp xét nghiệm, cơ sở y tế. Thông thường, xét nghiệm hơi thở có giá từ 500.000 VND đến 1 triệu VND, trong khi xét nghiệm nội soi có thể lên đến vài triệu đồng.

Xét nghiệm vi khuẩn HP có cần phải nhịn ăn không?

Hầu hết các xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm máu, yêu cầu bạn phải nhịn ăn trong ít nhất 4-6 giờ trước khi xét nghiệm. Việc này giúp đảm bảo kết quả chính xác, tránh ảnh hưởng từ thực phẩm hoặc đồ uống có thể làm sai lệch kết quả. Tuy nhiên, đối với xét nghiệm phân, bạn có thể ăn uống bình thường.

Kết quả xét nghiệm vi khuẩn HP có thể sai lệch không?

Mặc dù các phương pháp test HP hiện nay rất chính xác, nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp kết quả sai lệch. Điều này có thể do một số yếu tố như không tuân thủ các hướng dẫn trước khi xét nghiệm (như nhịn ăn không đúng cách), hoặc các yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến kết quả. Trong trường hợp có kết quả không rõ ràng, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm lại hoặc sử dụng phương pháp chẩn đoán khác.

Xét nghiệm vi khuẩn HP có thể phát hiện được bao nhiêu loại vi khuẩn HP?

Xét nghiệm có thể tìm ra tất cả các chủng HP có mặt trong tá tràng, dạ dày. Tuy nhiên, nó không phân biệt được các chủng có khả năng gây bệnh nghiêm trọng, các chủng không gây bệnh. Để xác định mức độ nguy hiểm của vi khuẩn, bác sĩ có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu.

Xét nghiệm HP giúp bác sĩ đưa ra phương pháp kịp thời, phòng ngừa các vấn như viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) là sự lựa chọn hàng đầu. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, SIGC cam kết mang lại kết quả chính xác cùng với dịch vụ chăm sóc tận tâm. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ điều trị tích cực nhé!

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+