rối loạn tiền đình ở người trẻ

Rối loạn tiền đình ở người trẻ: Nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn


Rối loạn tiền đình trước đây là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở người trung niên hoặc người lớn tuổi với tình trạng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn thường xuyên. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây tình trạng rối loạn tiền đình ở người trẻ đang “đáng báo động” hơn bao giờ hết. Vậy làm sao để phòng ngừa bệnh trạng này? 

Bệnh rối loạn tiền đình là gì? 

Rối loạn tiền đình ở người trẻ đang trở thành một bệnh lý phổ biến và dễ gặp hơn, thế nhưng bệnh lý này có gì nguy hiểm?  Xuất phát từ dây thần kinh số VIII, bao gồm các nhánh thần kinh ốc tai và thần kinh tiền đình, cũng như các hệ thống liên quan, tiền đình là hầu hết những vấn đề có liên quan đến khả năng thăng bằng của chúng ta. Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương, chúng sẽ truyền tải đi thông tin sai lệch, không rõ ràng hoặc mâu thuẫn đến hệ thần kinh và từ đó gây ra việc mất cân bằng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai,…

Bệnh trạng này thường phổ biến hơn ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là nam giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nữ giới. Chức năng của các cơ quan tiếp nhận thông tin và cảm giác cũng suy giảm theo độ tuổi, thế nên càng lớn tuổi thì các triệu chứng của bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do cộng hưởng bởi lối sống, chế độ sinh hoạt, công việc và môi trường mà tỷ lệ rối loạn lo âu ở người trẻ đã ngày càng tăng cao.

Rối loạn tiền đình ở người trẻ là gì
Bệnh trạng này sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, nhức đầu

Những dấu hiệu của việc rối loạn tiền đình ở người trẻ 

Vậy làm thế nào để nhận biết rối loạn tiền đình ở người trẻ? Hãy kiểm tra xem bạn có những triệu chứng sau không nhé:

  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt và không thể làm chủ được cơ thể
  • Cảm giác chóng mặt ngay khi bạn thay đổi tư thế đứng hay ngồi
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và đau đầu
  • Thính lực giảm sút, thường bị ù tai
  • Tay chân hay bị tê, run
  • Thường xuyên mất tập trung, trí nhớ suy yếu
  • Nhịp tim đập nhanh, thường bị đánh trống ngực, hồi hộp và hơi thở nông

>>> Tìm hiểu thêm các dấu hiệu rối loạn tiền đình qua bài viết: Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình – Nguyên nhân gây bệnh và cách trị hiệu quả

Nguyên nhân người trẻ bị rối loạn tiền đình 

Hệ thống tiền đình hoạt động không ổn định dẫn đến tình trạng mất cân bằng cùng các triệu chứng đi kèm khác sẽ mang đến khó khăn cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập. Không chỉ thế, nó còn dẫn đến các tình huống nguy hiểm trong một số trường hợp. Tình trạng này thường có thể kéo dài đến vài ngày liên tục hoặc tái phát nhiều lần.

Để giảm tình trạng này, ta cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường thấy dẫn đến rối loạn tiền đình:

Vấn đề về huyết áp và tim mạch

Đây được xem là lý do phổ biến dẫn đến bệnh trạng này, những ai bị huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến hoặc gặp các vấn đề có liên quan đến hệ tim mạch, quá trình lưu thông máu não đều sẽ tác động đến chức năng của hệ thống tiền đình.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở người trẻ 
Các bệnh về tim mạch sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình

Căng thẳng và mất ngủ kéo dài

Mất ngủ trong thời gian dài hay tâm lý bất ổn, thường xuyên căng thẳng và áp lực cũng sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh số 8 và gây ra tình trạng sai lệch khi truyền thông tin.

Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh

Các bệnh trạng liên quan đến hệ thần kinh như u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, u não hay viêm tai giữa đều sẽ ảnh hưởng đến tiền đình.

Bị stress quá mức 

Tâm lý tiêu cực, căng thẳng và áp lực trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể kích hoạt quá trình sản xuất hormone cortisol, có khả năng gây tổn hại đến hệ thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ thống tiền đình.

Thói quen lười vận động

Một thói quen xấu dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng phổ biến hơn là do thói quen lười vận động. Việc ngồi liên tục trước máy tính trong môi trường phòng lạnh kín mà không có chế độ nghỉ ngơi hay vận động phù hợp cũng sẽ dẫn đến rối loạn tiền đình.  Ngoài các nguyên nhân chính trên, vẫn có một số yếu tố khác có thể dẫn đến bệnh trạng này:

  • Đối với những người ở độ tuổi trung niên thì tỷ lệ nam giới mắc phải bệnh này cao hơn nữ giới, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh với một số chức năng bị suy giảm
  • Bệnh nhân bị mất máu do chấn thương, phụ nữ sau khi sinh, nôn ra máu hay đi ngoài ra máu. Tình trạng thiếu máu kéo dài cũng có khả năng gây ra những biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình
  • Tình trạng tâm lý căng thẳng, mất ngủ thường xuyên hay khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường cũng ảnh hưởng đến tiền đình
  • Cơ thể bị nhiễm độc hay sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh aminoglycosid, thuốc giảm đau, lợi tiểu,… cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tiền đình.

>>> Để biết nhóm thuốc điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, xem ngay qua bài viết sau: 5 Nhóm thuốc điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả cao

Biến chứng nguy hiểm rối loạn tiền đình ở người trẻ 

Nguy cơ trầm cảm

Có thể nói, trong nhiều năm gần đây, trình trạng trầm cảm ở giới trẻ đã trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết. Rối loạn tiền đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, người bị tiền đình thường xuyên hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt hay mất thăng bằng. Tình trạng khó khăn trong sinh hoạt cũng sẽ góp phần dẫn đến tình trạng mệt mỏi và chán nản.

Tình trạng rối loạn tiền đình ở người trẻ 
Tình trạng này kéo dài sẽ có thể dẫn đến trầm cảm

Dễ bị té ngã 

Đau đầu, chóng mặt hay mất thăng bằng sẽ đặc biệt nguy hiểm hơn khi người bệnh đang điều khiển phương tiện giao thông hay đang làm việc ở trên cao. Không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh mà nó còn có nguy cơ ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Nguy cơ đột quỵ và tai biến

Nếu các bệnh lý liên quan đến mạch máu não là nguyên nhân chính dẫn đến tiền đình thì nguy cơ đột quỵ sẽ rất dễ xảy ra. Vậy nên việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ này.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ 

Như đã liệt kê bên trên, hầu hết các nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở người trẻ thường do thói quen sinh hoạt hay áp lực cuộc sống. Vậy nên để cải thiện tình trạng này, giúp cho hệ thống tiền đình được hoạt động ổn định và khỏe mạnh thì bạn có thể tuân theo các biện pháp sau:

Sắp xếp thời gian ngủ hợp lý

Cần loại bỏ thói quen thức khuya, hãy đảm bảo luôn đi ngủ trước 11 giờ tối và ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể và hệ thống tiền đình.

Uống đủ lượng nước cần thiết

Uống đủ 1.5-2l nước mỗi ngày là điều kiện cần thiết để cơ thể có thể vận hành và duy trì tình trạng ổn định. Uống đủ nước không chỉ giúp loại bỏ độc tố có trong cơ thể mà còn cải thiện hoạt động của hệ thống thần kinh.

>>> Khi bị rối loạn tiền đình, để mau chóng hết bệnh, ngoài khám bệnh tại nơi uy tín, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý. Vậy rối loạn tiền đình nên làm gì? Tìm hiểu qua bài viết: Rối loạn tiền đình phải làm sao? Cách điều trị như thế nào?

Cải thiện rối loạn tiền đình ở người trẻ
Uống nước đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho cơ thể phát triển khỏe mạnh

Tăng cường hoạt động vận động

Luyện tập thói quen vận động thường xuyên và tập thể dục hàng ngày để cải thiện quá trình lưu thông máu não và các cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ tăng cường khả năng của hệ thống tiền đình.

Tránh ngồi quá lâu trước màn hình

Nếu công việc của bạn yêu cầu phải làm việc trước màn hình máy tính hay điện thoại thì cũng hãy nhớ cần phải cho mắt và cơ thể nghỉ ngơi, thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1-2 giờ. Việc này không chỉ giúp giảm áp lực, căng thẳng mà còn tăng tính linh hoạt cho cơ thể.

Giảm căng thẳng và áp lực

Mỗi người sẽ có một phương pháp giúp giải tỏa căng thẳng khác nhau, bạn có thể tìm những thú vui riêng hoặc chia sẻ với bạn bè, người thân để giúp tinh thần thoải mái hơn. Quan tâm đến sức khỏe tâm lý cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể.

>>> Để biết khám rối loạn tiền đình ở khoa nào? Gồm khám bằng những phương pháp gì? Xem ngay bài viết sau: Khám rối loạn tiền đình như thế nào? Phương pháp khám rối loạn tiền đình

Những câu hỏi thường gặp về chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi 

Rối loạn tiền đình ở người trẻ có thể tự khỏi không?

Tùy vào mức độ rối loạn tiền đình ở người trẻ mà nó có thể tự hết trong một vài trường hợp, tuy nhiên đối với những trường hợp rối loạn tiền đình ở mức độ nghiêm trọng hơn thì cần phải có sự can thiệp của y tế.

Có cách nào điều trị căn bệnh này không?

Bệnh nhân rối loạn tiền đình thường sẽ được kê thuốc hoặc sử dụng các liệu pháp vật lý để điều trị. Nên đi đâu khám bệnh khi nghi ngờ bị rối loạn tiền đình? Nếu bạn đang có các dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị rối loạn tiền đình thì hãy tìm tới các bệnh viện uy tín, chuyên nghiệp để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ
Đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu tiền đình

Rối loạn tiền đình ở người trẻ có thể không phải là một căn bệnh quá nặng nề, nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị sẽ có khả năng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Hãy lưu ý duy trì thói quen tốt, xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe nhé.
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+