có nên cắt amidan

Có nên cắt amidan không? Khi nào bạn cần phải đi cắt bộ phận này?

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn


Amidan là vị trí cửa ngõ của cơ quan hô hấp nên viêm nhiễm là điều khó tránh khỏi, tuy vậy, không phải trường hợp viêm amidan nào cũng cần thực hiện cắt bỏ. Vậy có nên cắt amidan hay không? những ai nên thực hiện cắt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vấn đề này.

Những dấu hiệu nhận biết viêm Amidan sớm nhất

Những biểu hiện sau đây có thể giúp bạn nhận biết sớm các biểu hiện của viêm amidan.

  • Khô họng và hơi thở có mùi: Vi khuẩn tích tụ và dịch mủ trong hố amidan tạo tắc nghẽn kèm theo hơi thở có mùi, ngứa họng,  khô họng, cảm giác họng có dị vật.
  • Amidan phì đại (Amidan to): Phổ biến ở trẻ em với các biểu hiện khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy khi ngủ. Amidan phì đại quá mức có thể gây rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt. Biểu hiện này khiến nhiều người phân vân không biết có nên cắt amidan không.
  • Biểu hiện toàn thân: Hiện tượng chấm mủ trắng hoặc vàng trong hốc miệng, xuất huyết ở amidan và vòm miệng cuống lưỡi, Lượng tế bào bạch huyết tăng đáng kể, hạch bạch huyết có thể sưng to và đau, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ.
  • Phản ứng phụ gây hại toàn cơ thể: chất dịch tiết từ amidan bị viêm xuống dạ dày và hấp thụ độc tố gây các phản ứng như sốt, mệt mỏi, khó tiêu, chán ăn, đau đầu, giảm cân…

>>> Để biết chi tiết hơn dấu hiệu nhận biết viêm amidan, đọc ngay bài viết những dấu hiệu của amidan, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Biểu hiện viêm amidan
Các hốc mủ có thể hình thành khi viêm amidan gây nên tình trạng hôi miệng

Viêm Amidan gây nguy hiểm như thế nào nếu không xử lý kịp thời?

Nếu không xử lý kịp thời tình trạng viêm amidan có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tấy , áp xe xung quanh amidan: Triệu chứng bao gồm đau họng, đau đầu, sốt cao, khó nuốt, nói không ra tiếng, chảy nước dãi, hơi thở có mùi hôi, hạn chế việc mở miệng.
  • Độc tố của liên cầu khuẩn gây viêm amidan khiến cho cơ thể phản ứng lại bằng các biểu hiện như đau họng, đau đầu, nôn, sốt cao, nổi hạch, phát ban, lưỡi đỏ, tim đập nhanh. Liên cầu khuẩn còn có khả năng gây ra các biến chứng như viêm màng tim, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim hay các viêm nhiễm vùng tai mũi họng khác.
  • Viêm khớp cấp: Biểu hiện thường gặp là sưng đỏ các khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay chân, cơ thể mệt mỏi. Viêm khớp cấp nếu không điều trị triệt để rất dễ dẫn tới các bệnh lý màng tim.
  • Viêm cầu thận: Viêm cầu thận thường xuất hiện sau một đợt viêm amidan và có thể diễn biến sang viêm thận cấp. Các biểu hiện của bệnh lý này bao gồm phù vùng mặt và chân, nhất là khi vừa ngủ dậy.
  • Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Nếu bị viêm amidan kết hợp với phì đại amidan sẵn có có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, chứng ngưng thở khi ngủ…

>>> Tìm hiểu thêm về vị trí, cấu trúc của amidan qua bài viết vị trí của amidan & cách giữ amidan luôn khỏe

Có nên thực hiện cắt Amidan hay không?

Không phải trường hợp viêm amidan nào cũng cần cắt bỏ amidan. Thực tế, việc chỉ định cắt amidan được hạn chế rất nhiều sau khi các chuyên gia y tế khám phá ra những lợi ích của amidan đối với sức khỏe của trẻ em. Đa số trường hợp viêm amidan nhẹ không đòi hỏi phải cắt bỏ amidan.

Chỉ khi trẻ mắc phải viêm amidan tái phát nhiều lần và amidan không còn mang lại lợi ích gì cho cơ thể, việc cắt bỏ mới được xem xét. Khi mắc phải viêm amidan, người bệnh cần tìm đến bệnh viện để được các chuyên gia y tế chuyên môn điều trị hoặc xem xét khả năng cắt bỏ amidan nếu cần thiết.

Có nên cắt amidan
Chỉ nên cắt bỏ amidan trong các trường hợp được chỉ định khi thật sự cần thiết

Tuy nhiên, cắt amidan có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó có thể kể đến tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, trước khi tiến hành cắt amidan, bệnh nhân cần phải tiến hành các xét nghiệm kỹ lưỡng liên quan đến chức năng gan, thận và đông máu để tránh những biến chứng không mong muốn. Nếu có chỉ định, nên chọn bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để thực hiện phẫu thuật, tránh phẫu thuật tại phòng mạch tư nơi có thể gặp phải những tình huống không mong muốn. Vì lý do này mà nhiều người lo lắng đến vấn đề có nên cắt amidan không.

Sau khi cắt amidan, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày sau phẫu thuật, nếu có hiện tượng chảy máu, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời. Trẻ em dưới 5 tuổi nên hạn chế cắt amidan vì có thể bị ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, trong khi người lớn trên 45 tuổi dễ gặp tình trạng chảy máu sau phẫu thuật do amidan bị xơ dính hoặc có các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.

Các trường hợp chỉ định được cắt Amidan

Chỉ nên cắt amidan khi:

  • Thường xuyên bị viêm amidan cấp tính, khoảng từ 5-6 lần mỗi năm.
  • Viêm amidan gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Amidan phì đại, gây cản trở ăn uống, ngưng thở trong lúc ngủ, ngủ ngáy to hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần dẫn tới ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
  • Có nhiều hốc mủ, ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, khó nuốt, hoặc nghi ngờ ác tính.

>>> Viêm amidan với nhiều hốc mủ chứa nhiều chất tiết làm hôi miệng là một trường hợp nên cắt amidan, để biết thêm về viêm amidan mủ, xem ngay bài viết viêm amidan mủ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Một số lưu ý trước khi thực hiện cắt Amidan

Bạn nên lưu ý một số điểm sau trước khi quyết định có nên cắt amidan cho người lớn hay trẻ em hay không:

  • Thông thường, việc cắt Amidan được thực hiện sau khi trẻ em đạt độ tuổi 4. Tuy nhiên, đôi khi các trường hợp đặc biệt xảy ra, khiến trẻ nhỏ hơn vẫn cần phải tiến hành cắt Amidan. Điều này thường xảy ra khi Amidan quá phình to, gây ra cơn ngừng thở trong lúc ngủ hoặc các biến chứng khác.
  • Cắt Amidan không được thực hiện đối với những bệnh nhân có các rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc mắc phải các bệnh như Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu… Trước khi tiến hành phẫu thuật, hãy đảm bảo rằng không có những vấn đề bệnh lý này tồn tại.
  • Việc cắt Amidan nên được trì hoãn nếu bệnh nhân đang mắc nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng tại chỗ. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang điều trị các bệnh mạn tính như tiểu đường, lao, cường giáp… và chưa ổn định, việc cắt Amidan cũng nên được lùi lại. Đồng thời, cần xem xét việc cắt Amidan ở những vùng đang có bệnh dịch.
  • Việc cắt Amidan không nên được thực hiện đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn kinh nguyệt.
Cắt amidan ở đâu
Cắt amidan nên được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa để đảm bảo an toàn

Những thắc mắc thường gặp về vấn đề có nên cắt Amidan không?

Cắt amidan bao lâu thì hồi phục?

Thời gian khôi phục sau phẫu thuật cắt amidan thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ, tuân thủ chế độ ăn uống và chăm sóc đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được sự hồi phục tốt nhất.

Cắt amidan có đau không?

Cắt amidan là một cuộc phẫu thuật được gây mê hoàn toàn nên khi thực hiện bệnh nhân không hề cảm thấy đau đớn. Mặc dù vậy, sau phẫu thuật vẫn sẽ tồn tại cảm giác đau ở vùng họng tùy thuộc vào các phương pháp phẫu thuật cũng như cơ địa mỗi người. Thông thường, bạn sẽ được sử dụng thuốc giảm đau nên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cắt amidan mất bao lâu thì nói lại được bình thường?

Sau phẫu thuật cắt amidan, bạn nên hạn chế nói chuyện trong ngày đầu tiên để theo dõi tình trạng của vết mổ. Những ngày tiếp theo bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng và vừa phải để hạn chế ảnh hưởng lên vết khâu. Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã tìm được cho mình câu trả lời cho câu hỏi có nên cắt amidan không. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về amidan, hãy tới các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng uy tín để khám và được bác sĩ đánh giá mức độ, từ đó cân nhắc có cần thực hiện cắt amidan không. Hệ thống đa khoa Quốc tế Sài Gòn là đơn vị y tế đi đầu trong điều trị các bệnh lý vùng tai mũi họng với các phác đồ điều trị hiện đại, hiệu quả chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng khi tới trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thông tin vui lòng liên hệ:
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+